Chào Duyên !
Theo quy định tại điểm 3 điều 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC quy định :
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn
không nhất thiết phải có chữ ký người mua,
#ffff00; color: red;">dấu của người bán#ffff00;"> trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước;
hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng
#ffff00; color: blue;">đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hoá đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua,
dấu của người bán. - Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy một số hoá đơn điện, nước, dv viễn thông, hoá đơn dv ngân hàng không cần dấu của người bán.
Còn lại, các TH khác thì phải có dấu theo quy định.
Mã vạch trên hoá đơn chỉ có ý nghĩa trong việc chống làm giả hoá đơn, hoặc quản lý nội bộ giữa Tổng công ty - công ty (Như tập đoàn viễn thông)
Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN
Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.
Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc