M&A - Mua bán doanh nghiệp : Xây dựng khung pháp lý sao cho đừng để trốn thuế bằng hoạt động M&A.

Chủ đề   RSS   
  • #176876 07/04/2012

    luatsuvungocdung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    M&A - Mua bán doanh nghiệp : Xây dựng khung pháp lý sao cho đừng để trốn thuế bằng hoạt động M&A.

    Xây dựng khung pháp lý sao cho đừng để trốn thuế bằng hoạt động M&A.

    Hoạt động M&A bắt đầu phổ biến ở nước ta và là thời kỳ còn nhiều bỡ ngỡ. Hình ảnh này ví như thị trường chứng khoán năm 2004 – 2005 ở nước ta vậy. Hoạt động M&A trên toàn thế giới cũng thực sự phát triển và thực tế còn nhiều điều chúng ta phải bàn và rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam.

    Ở đây ta đề cập tới một khía cạnh nhỏ của M&A là liệu có trường hợp trốn thuế khi thực hiện hoạt động M&A của các đại gia không?

    Ta thấy trong một vài trường hợp,  M&A còn giúp các công ty tiết kiệm được một phần thuế nên họ tiến hành M&A với một công ty đang ở trong tình trạng thua lỗ. Mà cụ thể  là bởi luật pháp một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ cho phép công ty mua được khấu trừ khoản lỗ vào lợi nhuận của công ty hợp nhất. Từ đó công ty sẽ được một khoản lợi nhuận về thuế mà nếu làm khác đi sẽ không thể kiếm được.

    Vì lẽ đó việc xây dựng pháp luật cần chặt chẽ trong các vấn đề quản lý nghĩa vụ tài chính của các công ty thực hiện các thương vụ M&A, một số công ty đang trong tình trạng thua lỗ và chính các công ty đó lại được thực hiện M&A với  nhau, cũng có thể là các công ty trong cùng một hệ thống với nhau. Việc chuyển lỗ này chính là việc một Công ty làm ăn thua lỗ được sáp nhập với một công ty đang kinh doanh có lãi thì bản chất là sự cân bằng trong việc chuyển một khoản chi phí khổng lồ từ công ty đang kinh doanh thua lỗ sang công ty kinh doanh có lãi nhằm cân bằng các chi phí hợp lý của công ty Mua. Chúng ta hình dung đây là công thức dương 2 + âm 2 = 0.(Không phải đóng thuế)

    Giả sử một công ty A đang làm ăn rất có lãi và lẽ ra công ty A phải đóng một khoản thuế cho nhà nước. Nhưng nhờ việc mua lại công ty B (Là đối tác thân thiết, có thỏa thuận ngầm), đang làm ăn thua lỗ thì sau khi M&A các khoản lỗ của B sẽ được hợp nhất vào A thành một chủ thế của nghĩa vụ tài chính. Do đó đã khiến cho công ty A không phải đóng khoản thuế nào cho nhà nước nữa. Tuy nhiên trong thương vụ như thế này chúng ta phải kiểm soát xem đây có phải là một hoạt động nhằm cân bằng các khoản chi phí hợp lý cho nhau hay không, hoặc đây có phải là một trong các cách trốn thuế của các nước Tư bản mà ta phải lưu ý để xây dựng Luật không?

    Ví dụ: Nếu công ty A đang làm ăn có lãi và khoản thuế trong năm 2011 phải nộp là: 20 tỷ đồng; Khi đó họ tìm mua công ty B và đang làm ăn thua lỗ nặng rồi tiền hành hoạt động M&A như là sáp nhập, hợp nhất với nhau. Cũng như vậy quyền và nghĩa vụ của bên Mua và Bên bị mua sẽ hợp vào một. Công ty Mua tiếp tục thực hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị mua.  Như vậy ta thấy ngay một khoản thuế khổng lồ mà công ty A không phải đóng cho nhà nước  khi thực hiện M&A cùng công ty B.  Và vòng lặp  chia tách có thể lại được thực hiện khi hai công ty đã cân đối được giữa khoản lỗ và khoản lãi  thì Công ty này lại được tách ra thành 2 công ty trả về vị trí ban đầu theo thỏa thuận nội bộ của họ. Vòng lặp của M&A khiến nhiều nhà đầu tư trốn thuế một cách ngoạn mục mà pháp luật không thể nào điều chỉnh được nếu không dự liệu khung pháp lý chặt chẽ để điều chỉnh trong quá trình thực hiện hoạt động M&A.

     

    CÔNG THỨC NGUY HIỂM NÀY SẼ LÀ:  

    Vòng 1: A + B = C ( Chủ thể mới)

    Vòng 2: C =  A và B (Chia tách pháp nhân ) nếu muốn.

    Vậy pháp lý sẽ thế nào để quản lý việc chuyển lỗ từ công ty BỊ M&A  sang để cân bằng với khoản lãi (Phải đóng thuế) của công ty thực hiện M&A trong quá trình tiến hành M&A như hiện nay? Cần những lời bình và lời giải?

    (Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng  - Thạc sỹ – MBA.  Website:www.vungocdung.info)

    NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU M&A TIÊU ĐIỂM


    Cập nhật bởi luatsuvungocdung ngày 07/04/2012 03:55:18 CH Mua bán doanh nghiệp, m&A

    HÃNG LUẬT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ - BẮC VIỆT LUẬT

    Trụ sở: Tầng II, Tòa Nhà Ngôi Sao Xanh, Xã Đàn II,, 084 (0938188889)

    Webiste: www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.sanduan.vn

    Mail: luatsudungst@gmail.com - ceo@bacvietluat.vn

    "Hãy Nói với Luật sư Điều bạn Cần - www.vungocdung.info"

     
    5296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #176879   07/04/2012

    luatsuvungocdung
    luatsuvungocdung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mua bán doanh nghiệp từ Luật doanh nghiệp 1999 đến Luật doanh nghiệp 2005

    Chúng ta thử bình luận sự tiến bộ trong điều khoản mua bán doanh nghiệp nhé!

    Điều 145. Bán doanh nghiệp
    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.
    2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
    3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
    4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.
    Điều khoản này

    LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 1999 QUY ĐỊNH LÀ:

    Điều 103. Luật doanh nghiệp 1999, Chương VI: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
    Điều 103. Bán doanh nghiệp tư nhân
    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.
    2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
    3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
    4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.

    CÁC LUẬT SƯ VÀ CÁC ANH CHỊ CÓ BÌNH LUẬN GÌ VỀ SỰ THAY ĐỔI TRÊN? THAY ĐỔI NHƯ VẬY VÌ ĐÂU? VÀ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT HOẶC HAY TRONG CÁC THAY ĐỔI ĐÓ.

    ANH EM LUẬT SƯ CÙNG BÀN LUẬN NHÉ!

    Luật sư Vũ Ngọc Dũng - 0938188889 - www.vungocdung.info

    Cập nhật bởi luatsuvungocdung ngày 07/04/2012 04:15:56 CH

    HÃNG LUẬT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ - BẮC VIỆT LUẬT

    Trụ sở: Tầng II, Tòa Nhà Ngôi Sao Xanh, Xã Đàn II,, 084 (0938188889)

    Webiste: www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.sanduan.vn

    Mail: luatsudungst@gmail.com - ceo@bacvietluat.vn

    "Hãy Nói với Luật sư Điều bạn Cần - www.vungocdung.info"

     
    Báo quản trị |