Ly hôn, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #13448 21/04/2008

    rosesea1211

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2007
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly hôn, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản

     2 người đã đám cưới, nhưng chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Trong quá trình sống chung nhận thấy không hợp nhau, vậy tôi cần làm thủ tục gì để chúng tôi chấm dứt cuộc sống vợ chồng 1 cách hợpp pháp?
    Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 19/03/2010 06:58:32 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 16/03/2010 08:13:48 PM
     
    198203 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

29 Trang «<78910111213>»
Thảo luận
  • #25396   03/12/2008

    Quybaovemthn
    Quybaovemthn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phụ nữ chúng tôi có thể nhờ sự giúp đỡ cuả cơ quan nào?

    Vợ chồng tôi lấy nhau đã 7 năm, sinh được 1 người con. Nay do bất đồng quan điểm, tôi muốn ly thân, không ly hôn. Chồng tôi không muốn ly thân, không muốn ly hôn, muốn chúng tôi chung sống bình thường nhưng tôi không thể. Chồng tôi đe doạ sẽ mang con ra ở riêng bất chấp tôi có đồng ý hay không. Nếu việc đó xảy ra, phụ nữ chúng tôi có thể nhờ sự giúp đỡ cuả cơ quan nào? Có văn bản pháp luật nào liên quan đến vấn đề này?
     
    Báo quản trị |  
  • #25397   03/12/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    phụ nữ chúng tôi có thể nhờ sự giúp đỡ cuả cơ quan nào?

    Chị có thể nhờ sự giúp đỡ của Hội phụ nữ tại địa phương nơi chị cư trú.
    Chị có thể tìm đọc Luật hôn nhân & gia đình năm 2000, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007,Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
     
    Báo quản trị |  
  • #25400   26/12/2008

    vipblack
    vipblack

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao tôi có thể có quyền nuôi dưỡng con cái khi toà giải quyết lý hôn?

    Hai vợ chồng tôi đã kết hôn được 7 năm và có 2 con: Con gái 5 tuổi và con trai 2 tuổi. Trong quá trình chung sống, chúng tôi nhận thấy càng kéo dài thời gian chung sống sẽ không đạt được hạnh phúc trong hôn nhân và sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái. Chúng tôi thuận tình ly hôn, các vấn đề về tài sản, ... chúng tôi tự hoà giải và cụ thể tôi đồng ý để lại hết cho vợ.
    Về con cái tôi có nguyện vọng nuôi con gái lên 5 (cháu rất yêu quý tôi) và bởi con trai đang còn nhỏ dưới 3 tuổi, ban đầu vợ tôi đồng ý, sau khi nộp đơn ra toà thì vợ tôi lại không đồng ý đòi quyền nuôi cả hai.
    Hiện tại chúng tôi đang sống ly thân, hàng ngày tôi vẫn qua nhà đưa con gái tới trường. Thỉnh thoảng tôi muốn đưa cháu về chơi với ông bà và ở lại với tôi thì vợ tôi đưa ra nhiều lý do, cũng như lý luận, thậm trí quát con để ngăn cản việc này.
    Vậy để có thể được nuôi dưỡng con gái về mặt pháp lý tôi phải có những điều kiện gì? nếu trước toà vợ tôi vẫn một mực không đồng ý.
    Rất mong được sự trợ giúp của các luật sư.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #25401   26/12/2008

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    quyền nuôi dưỡng con cái khi toà giải quyết lý hôn

    Chào bạn.
    Theo Điều 92. (Luật hôn nhân &GĐ):Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Việc vợ bạn đồng ý cho bạn nuôi con gái, nay bỗng dưng thay đổi ý kiến muốn nuôi cả hai con nếu bạn muốn nuôi con gái của mình thì bạn phải chứng minh trước tòa mình có đủ điều kiện có thể chăm sóc nuôi dưỡng con cái mình tốt ( VD như bạn có thể liệt kê thu nhập hàng tháng của bạn, công việc mình đang làm, rồi khả năng vật chất hiện tại bạn đang có và những môi trường giáo dục tốt khác nữa mà bạn có thể mang tới cho con bạn khi con khi con bạn về chung sống với bạn). Tòa sẽ căn cứ vào đó để quyết định bạn có phù hợp với việc chăm sóc con gái của mình hay không.

    Trân Trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #25434   17/12/2008

    QuangHanDucAnh
    QuangHanDucAnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con

    Kính chào Luật sư./
    Hiên tại chúng tôi ly hôn quyền nuôi con thuộc về cô ấy vì cháu mới được 01 năm.Tôi có nhà ở ổn định công việc ổn kinh tế khá giả.Cô ấy thì chỗ ở không có kinh tế khó khăn vì cô ấy công tác trong nhà nước.Xin luật sư cho biết khi nào thì tôi nhận được nuôi cháu.
     
    Báo quản trị |  
  • #25435   06/12/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Quyền nuôi con

    Bạn và cô ấy có mấy con chung? nếu một thì bạn rất khó được trực tiếp nuôi con, bởi hiện tại con bạn còn nhỏ và cô ấy cũng không hẳn là khó khăn như bạn nghĩ, hoặc là quá khó khăn để Tòa có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Hơn nữa, quan trọng là bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hiện tại, theo tôi chỉ có cách thỏa thuận với cô ấy hoặc khi có đủ cơ sở cho rằng cô ấy không quan tâm chăm sóc cháu, hoặc là đợi đến khi cháu lớn hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #25436   16/12/2008

    QuangHanDucAnh
    QuangHanDucAnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về quyền nuôi con

    Chúng tôi đã ly hôn quyền nuôi con thuộc về cô ấy (vì cháu mới được 12 tháng) chúng tôi đều đang sống và công tác tại Hà nội.Nhưng hiện tại cô ấy đã đưa cháu về quê cho Bố mẹ đẻ cô ấy nuôi.tôi đã nói chuyện với cô ấy về tương lai của cháu nếu cô ấy không nuôi được cháu thì chuyển cho tôi nuôi nhưng cô ấy không chịu và đã đưa cháu về quê.tôi về quê thăm con và có ý định đón chàu lên ha nội nuôi dưỡng nhưng bố mẹ cô ấy không cho tôi gặp cháu. Xin luật sư cho biết.
    1.Hàng tháng tôi vẫn chuyển tiền nuôi cháu có được đón cháu về chơi không.trong trường hợp tôi không gặp được cháu thì tôi có phải chu cấp tìen nuôi dưỡng cháu kô.
    2.Cô ấy chuyển cháu về quê cho bố mẹ cô ấy thì tôi có quyền yêu cầu toà án cho quyền được nuôi cháu không(vì cháu mới được 12 tháng tuổi)
    3.Khi cháu được bao nhiêu tuổi thì tôi có quyền đòi quyền nuôi cháu.
     
    Báo quản trị |  
  • #25003   28/10/2008

    minhhung29
    minhhung29

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin Giúp Tôi Về Việc Ba Mẹ Tôi Ly Hôn Và Phân Chia Tài Sản

    1 > Khi ba mẹ tôi ly hôn thì Pháp Luật ( PL ) phân chia tài sản của gia đình tôi như thế nào ?
    2 > Theo tôi hiểu thì tài sản bao gồm : nhà cửa , đất đai , xe cộ , và những thứ trong nhà , vậy còn tiền mặt thì được phân chia như thế nào ?
    3 >  Trường hợp mẹ tôi muốn số tài sản trên là của mẹ tôi , vì đó là công sức của mẹ tôi vất vả để có được nó, ba tôi chỉ là phụ giúp mẹ trong việc buôn bán làm ăn thôi, vậy nếu muốn tài sản này thuộc hết về mẹ để dành cho con cái thì mẹ tôi nên làm thế nào ? ( tài sản nhà cửa đều đứng tên của mẹ tôi ).
    4 > Trường hợp, nếu nếu ba tôi muốn được chia đều số tài sản trên làm đôi thì PL sẽ giải quyết như thế nào
    5 > Trước khi cha mẹ ly hôn Mẹ muốn mua cho tôi một căn nhà ở Tp.HCM , chủ quyền do tôi đứng tên. Vậy khi cha mẹ ly hôn thì căn nhà thuộc quyền sỡ hữu của tôi có được đem ra phân chia không ?


    Xin chân thành cảm ơn các Luật Sư tư vấn và diễn đàn giúp đỡ !
     
    Báo quản trị |  
  • #25004   27/10/2008

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Ly Hôn Và Phân Chia Tài Sản

    1. về nguyên tắc khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng chia đôi.
    2. tài sản bao gồm : nhà cửa , đất đai , xe cộ , và những thứ trong nhà, kể cả tiền mặt đang có hoặc đang gởi ngân hàng, vì vậy nếu cả hai chứng minh có tiền mặt cũng phải chia đôi.
    3. Tài sản đứng tên mẹ bạn nhưng vẫn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên khi chia đôi Tòa án có thể xem xét đến công sức đóng góp khi chia!
    4. Trường hợp, nếu nếu ba tôi muốn được chia đều số tài sản trên làm đôi thì PL sẽ chia đôi.
    5. Trước khi cha mẹ ly hôn Mẹ muốn mua cho tôi một căn nhà ở Tp.HCM , chủ quyền do tôi đứng tên. khi cha mẹ ly hôn thì căn nhà thuộc quyền sỡ hữu của bạn không phân chia, vì đó là tài sản riêng của con

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #25437   15/12/2008

    locdecor
    locdecor

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi muốn ly hôn vì chúng tôi đã không còn chung sống, tình cảm trong tôi cũng không còn!

    toi muon ly hon vo nhung toi co dieu kho khan la gia dinh toi rat ung ho va thuong yeu co ay. trong khi thoi gian 3 nam qua chung toi da khong con chung song. tinh cam trong toi gianh cho co ay cung khong con.

    Tôi muốn ly hôn vợ nhưng tôi có điều khó khăn là gia đình tôi rất ủng hộ và thương yêu cô ấy. Trong khi thời gian 3 năm qua chúng tôi đã không còn chung sống, tình cảm trong tôi dành cho cô ấy cũng không còn.
     
    Báo quản trị |  
  • #25438   05/12/2008

    ls_TranNgan
    ls_TranNgan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2008
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    chào bạn

    Trước hết tôi xin chia sẻ và cảm thông những điều mà anh đang gặp phải trong cuộc sống hôn nhân. Khi hôn nhân tan vỡ thì cả hai người chắc chắn sẽ gặp phải cú sốc về mặt tinh thần, không những thế còn kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nó...Theo tôi anh hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Trong trường hợp anh cảm thấy không thể tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này nữa thì anh có thể làm đơn xin ly hôn gửi tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh chị đang cư trú. Tôi hy vọng anh luôn là người sáng suốt để để đưa ra quyết định của mình.
         Thân chào anh!
          LS Trần Ngạn  luatsu_tranngan@yahoo.com
     
    Báo quản trị |  
  • #25446   15/12/2008

    Hoduong
    Hoduong

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giảm mức cấp dưỡng

    Trước khi ra tòa, vợ chồng tôi tự thỏa thuận cho 2 con 350m2 đất và 1 căn nhà đang kinh doanh do vợ tôi đứng tên. Vợ tôi cam kết đứng tên trên sổ đỏ chủ quyền đất dùm các con và quản lý việc cho thuê nhà mà không đề cập đến lợi nhuận từ việc kinh doanh này (cam kết có xác nhận của UBND xã). Khi ly hôn tôi đồng ý cấp dưỡng cho 2 con mỗi tháng là 1,5 triệu đồng.
    Nay tôi có thể yêu cầu giảm mức cấp dưỡng xuống hoặc chia lợi nhuận kinh doanh nhà được không? Thủ tục như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #25447   12/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Được chứ! Về thủ tục, trước hết, bạn nêu vấn đề này ra cho nguyên bà xã để 2 người cùng thảo luận, bàn bạc.
    Nếu thống nhất được thì 2 bên dẫn nhau đến gặp thẩm phán nơi đã xét xử li hôn để họ ra quyết định công nhận thoả thuận mới.
    Nếu không thống nhất được, bạn có quyền đơn phương gửi đơn đến toà với yêu cầu xét xử, điều chỉnh mức đóng góp nuôi con.
     
    Báo quản trị |  
  • #25448   15/12/2008

    doanthingocchau2007
    doanthingocchau2007

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định về thời gian nộp hồ sơ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản

    Có quy định gì về thời gian nộp hồ sơ hưởng chể độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản không thưa luật sư?
    Trường hợp của tôi sinh từ ngày 14/01/2008 đến nay (12/2008) mới làm hồ sơ vậy liệu có được nhận tiền trợ cấp không? Xin cảm ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #25454   09/12/2008

    lenamhai73
    lenamhai73

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vợ cũ của tôi cản trở tôi thăm nom con tôi.

    Xin Chào,
    Tôi và vợ tôi li di khi con tôi hơn 1 tuổi đến nay cháu đã 6 tuổi, con tôi hiện đang sống với mẹ. Tám tháng trước vợ tôi và tôi có bất đồng vì cô ấy quá ham du lịch đã mang con tôi ra Sapa trong thời tiết khắc nghiệt, sau đó đi khắp các tỉnh phía nam trung bình 1 tháng/ lần và có khi chỉ vài tùân. Do đó tôi đã cảnh cáo bằng cách tạm thời không trợ cấp cho đến khi nào cô ấy bớt tha con tôi đi.
    Từ đó cô ấy luôn ngăn cách tôi và bé, mỗi tuần tôi chỉ gặp cháu 1 lần vào chủ nhật. Và cứ mới khi tôi đưa cháu về trễ (khoảng 9-9g30 tối) là cô ta kiếm chuyện và chỉ mới cách đây vài phút cô ta đã đánh con tôi và gọi dd cho tôi nghe, cháu bé khóc thét và nói "me ơi con sợ mẹ"
    Đây không phải lần đầu cô ấy đánh con, cáh đây khoảng 2 tháng khi tôi đón cháu về thấy trên tay cháu có hai vết lằn sâu và bầm tím. Tối có hỏi thì cháu nói "mẹ đánh con bằng roi mây" vì con không thuộc bài. Con gái tôi là một đứa trẻ cực kỳ thông minh và ngoan ngoãn, cháu rất lanh và vui tính.
    Vợ tôi làm về bên giám sát công trình nên rất thường đi xa nhiều ngày, thậm trí về rất khuya nên ít có thời gian chăm sóc con. trong khi đó không cho tôi đưa đón cháu đi học hàng ngày, Cô ấy nói đã có người làm lo....Ở nhà thì có thêm 3 trẻ khác nhưng rất hung dữ và thiếu giáo dục nên con tôi luôn bị ăn hiếp và hành hung.
    Xin cho hỏi như vậy Vợ tôi có phạm vào tội ngược đãi trẽ em không? tôi có thể đón cháu về nuôi dưỡng không? Tôi phải làm thế nào? Tôi phải viết Đơn ra sao?
    Rất mong được sự giúp đỡ

    LenamHai
     
    Báo quản trị |  
  • #25455   09/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Trước hết, tôi xin chia sẻ sự cảm thông với hoàn cảnh của bạn!

    Tôi chưa từng rơi vào hoàn cảnh của bạn nhưng do công việc nên tôi đã tiếp xúc với nhiều người hoàn cảnh tương tự. Tôi thấy, nếu đã không may rơi vào hoàn cảnh này thì cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều đau khổ và người còn đau khổ hơn nữa là những đứa trẻ. Sự chịu đựng nỗi đau khổ này dai dẳng, không hạn định, cho tới khi mình nhắm mắt xuôi tay.

    Khi ra toà ly hôn, tâm lý chung thì cả người chồng lẫn người vợ đều cố chứng minh rằng mình mới là người lo toan cho gia đình, mới là người thương con nhiều hơn. Thế nhưng, theo tôi nhận xét thì thông thường, vì thiên chức người mẹ, người đàn bà có sợi dây níu kéo đối với con bền chặt hơn so với sợi dây của đàn ông. Nói thẳng ra, thông thường người phụ nữ thương con hơn so với tình thương của người cha cho con. Ấy là tôi nói chung thôi chứ tôi không nói trường hợp cụ thể của bạn.

    Tại sao tôi phải nói điều này? Là vì tôi muốn bạn bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề. Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của mẹ cháu xem. Không còn người đàn ông, mất đi trụ cột gia đình. Nghề nghiệp thì lại vất vả, giám sát công trình nay đây mai đó... Cũng có thể vì áp lực công việc, vì áp lực cuộc sống nên mẹ cháu nhất thời không tự chủ được đã xử đòn roi với con. Là cha, bạn xót con cũng là điều dễ hiểu nhưng dù sao, anh em mình là đàn ông, bạn hãy luôn bình tĩnh và đại lượng với phụ nữ. Bạn không nên "hình sự hoá" vấn đề để nghĩ tới chuyện đề nghị khởi tố cô ấy về tội ngược đãi con. 

    Còn nếu thực sự tình hình cháu quá căng thẳng thì bạn có thể yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tôi dẫn ra điều 93, 94 Luật Hôn nhân- Gia đình để bạn tham khảo. 

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.


      
     
    Báo quản trị |  
  • #25469   17/12/2008

    vovanphiphi
    vovanphiphi

    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hôn nhân

    tôi muốn ly di vợ và cưới 1 người tôi đã yêu có được ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #25470   08/12/2008

    minhhong08
    minhhong08

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hôn Nhân

    Chào bạn!

     Việc bạn muốn ly dị vợ để cưới người bạn đã yêu trước đây đó là quyền lực chọn của cá nhân bạn.

    Tuy nhiên điều đó phải thỏa mãn 02 điều kiện:

     1. Việc ly hôn của bạn phải có quyết định của tòa án.

     2. Người yêu cũ của bạn phải là người độc thân (đang không có chồng)

    Thỏa mản 02 điều kiện trên 02 người có thể tiến đến hôn nhân và đăng ký kết hôn.

     Thân chào!

    LS.Thuy Hang.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #25471   08/12/2008

    minhhong08
    minhhong08

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hôn Nhân

    Chào bạn!

     

    Việc bạn muốn ly dị vợ để cưới người bạn đã yêu trước đây đó là quyền lực chọn của cá nhân bạn.

    Tuy nhiên điều đó phải thỏa mãn 02 điều kiện:

     1.Việc ly hôn của bạn phải có quyết định của tòa án.

     2.Người yêu cũ của bạn phải là người độc thân (đang không có chồng)

    Thỏa mản 02 điều kiện trên 02 người có thể tiến đến hôn nhân và đăng ký kết hôn.

     Thân chào!

    LS.Thuy Hang.

     
    Báo quản trị |  
  • #25472   16/12/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Cùng lúc bạn có vợ và có 1 người mà bạn "đã yêu", thông tin cá nhân bạn giới thiệu mình có trình độ đại học, chứng tỏ bạn đã là người đàn ông trưởng thành chứ không phải là 1 chàng trai 19, 20 đang "bâng khuâng đứng giữa hai làn nước". Vậy mà bạn lại công khai trên mạng 1 câu hỏi mà tôi tin là bạn thừa biết câu trả lời ! Chi vậy bạn ? Chả nhẽ bạn muốn "khoe" thành tích sống hai lòng, hai mặt trong hôn nhân của mình ? Cách sống của bạn vừa vi phạm pháp luật Hôn nhân- gia đình, vừa xúc phạm người phụ nữ là vợ, hay ho gì mà tung hê bạn ơi ? Cuối cùng, tôi cố cho rằng bạn chỉ muốn nêu 1 câu hỏi đùa cho vui thì cũng xin bạn hãy nhớ dùm, đây là 1 diễn đàn nghiêm túc. Rất mong bạn tham gia diễn đàn bằng chủ đề khác bổ ích hơn.

     
    Báo quản trị |