1. Về quyền yêu cầu của Toà án giải quyết việc ly hôn và thẩm quyền giải quyết
Theo
quy định của Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật
HNGĐ), bạn có quyền làm đơn đơn phương xin ly hôn mà không nhất thiết
phải có chữ ký đồng ý của chồng bạn. bạn có thể gửi đơn lên toà án quận, huyện, thị xã
nơi bạn và chồng đang cư trú để yêu cầu giải quyết theo điểm a, khoản
1 Điều 33, điểm a, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BL
TTDS).
Nếu bạn nộp đơn xin ly hôn đơn phương, thì sau 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a. Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
b. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
c. Đình chỉ giải quyết vụ án;
d. Đưa vụ án ra xét xử.
Và
trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời
hạn này là hai tháng.
2. Về căn cứ xin ly hôn
Theo quy định của Luật HNGĐ:
Vợ
chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững
(Điều 18)
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình (Điều 19).
Vợ,
chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Cấm vợ,
chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín của nhau (Điều 21).
Vợ,
chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được
cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Điều 22).
Vợ,
chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp;
học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả
năng của mỗi người. (Điều 23).
Khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn, Toà án xem xét các quan hệ vợ chồng nói trên có bị xâm phạm không, khi đó:
Toà
án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà
án quyết định cho ly hôn (Điều 89 Luật HNGĐ).
Đối
chiếu những trình bày của bạn phù hợp với quy định của
Luật HNGĐ và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP. Vì vậy, bạn đủ căn cứ để xin ly hôn và nộp đơn xin ly hôn đơn phương
Theo điều 92 luật Hôn Nhân Gia Đình thì Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên
không có thoả thuận khác.
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do
các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài
sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được
giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về
nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài
sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản
này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của
mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp
tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được
chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có
giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá
trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung
về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì
yêu cầu Toà án giải quyết.