Ly Hôn, Chia Tài Sản và Chu Cấp Cho Con

Chủ đề   RSS   
  • #434041 20/08/2016

    thanhvu81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly Hôn, Chia Tài Sản và Chu Cấp Cho Con

    Dear Luật Sư,

    - Ly hôn trong giai đoạn đang tiến hành phân xử kính mong Tư Vấn Của Luật Sư biên tập và đăng tải trên website và fanpage Thư Viện Pháp Luật không ảnh hưởng tới quyền lợi của em gái tôi.

    - Nhờ luật sư tư vấn giùm tôi nội dung bên dưới và file word đính kèm

     

    Kính gởi: Luật sư

    Hỏi: Thưa luật sư! Cho tôi hỏi những câu hỏi sau:

    Năm 2014, khi em gái tôi sinh đứa thứ 03 (Con trai đầu sinh 2003, con gái thứ 02 sinh 2006 và con gái thứ 03 hiện được 30 tháng tuổi) thì chồng em gái tôi ngoại tình bên ngoài. Em gái tôi phát hiện và bắt gặp được quả tang và có bằng chứng chụp điện thoại tại nhà người tình em gái tôi. Nhưng khi về nhà, chồng em gái tôi hứa hẹn sẽ không qua lại với người tình nữa rồi hủy bằng chứng chụp bằng điện thoại. Đầu năm 2016 thì chồng em gái tôi vẫn qua lại với người tình (có bắt gặp chồng em gái tôi ở nhà người tình khi đang mặc quần đùi, em gái tôi có chụp hình lại) và chồng em gái tôi làm đơn ly hôn (khởi kiện đơn ly hôn đơn phương), chồng em gái tôi tự thuê thẩm định tài sản chung bao gồm (mảnh đất gắn liền nhà: 220 triệu đồng, tài sản gắn trên đất, vật dụng: 306 triệu đồng).

    Hiện đơn đề nghị ly hôn (do chồng em gái tôi đơn phương gởi tòa án). Tòa án đã tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả vì chồng em gái tôi yêu cầu em gái tôi đi khỏi nhà hiện đang sống cùng các con, vì cho rằng đây là nhà của mẹ chồng (mẹ chồng mất đã lâu), em gái tôi là con dâu nên không được ở đây và đặt vấn đề chia đôi số tài sản thẩm định cho em gái tôi 150 triệu (chưa bao gồm đất), đồng thời chu cấp cho 03 con mỗi tháng 2,4 triệu đồng.

    Trước sự việc trên, tôi có một số nội dung kính mong Luật sư tư vấn để đảm bảo quyền lợi cho em gái và các cháu tôi khi ly hôn:

    1.      Về đất và nhà ở: Trước năm 2002 mẹ chồng em gái tôi có mảnh đất (chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất rộng 12m, dài 30m), trên đất có ngôi nhà cũ (năm 2007 đập phá đi để xây nhà mới hoàn toàn, trong đó bán một phần miếng đất bên cạnh để xây nhà). Em gái tôi kết hôn năm 2002 sống cùng với gia đình nhà chồng gồm có (mẹ chồng, chồng (là con duy nhất), cha chồng em gái tôi chết sớm, 02 cháu là con của vợ/chồng em gái tôi). Năm 2008 mẹ chồng em gái tôi bệnh tật, đau ốm suốt em gái tôi luôn bên cạnh bà chăm sóc bà. Khi mẹ chồng em gái tôi chết không có để lại di chúc và giấy tờ cho tặng vợ/chồng em gái tôi. Từ đó vợ/chồng em gái tôi làm ăn sinh sống và tôn tạo, xây dựng thêm nhà cửa mới trên mảnh đất mẹ chồng em gái tôi (không có đăng ký sở hữu quyền sử dụng đất) và sắm thêm vật dụng trong nhà.

    -         Như vậy trong trường hợp ly hôn, để đảm bảo quyền lợi của em gái tôi và các cháu, em gái tôi và 03 cháu (02 cháu, cháu lớn 13 tuổi, cháu giữa 10 tuổi đã được tòa án gọi ra hỏi và 02 cháu đều ở với mẹ) có được quyền ở lại ngôi nhà này hay không?  Em gái tôi sống liên tục 15 năm tại ngôi nhà này, đã có công sức và đóng góp tiền kinh doanh buốn bán để xây dựng, cải tạo ngôi nhà này; vừa làm tốt vai trò người con dâu trong gia đình khi chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chồng, vừa làm tròn chức trách của người vợ lo cho chồng, cho con. Hàng ngày bươn chải kinh doanh buôn bán để đảm bảo kinh tế lo cho gia đình (em tôi buôn, bán hàng tại nhà).

    -         Chồng của em gái tôi đi làm xa 20 km, sáng đi chiều về nhưng thời gian rất thất thường. Chỉ có thứ 7 và chủ nhật mới ở nhà nhưng rất thất thường, ngày mùa thì làm cả ngày thứ 7. Hai năm gần đây thì cuối tuần rất ít thường xuyên về có khi tới thứ 2 mới về). Nếu được xử ở lại ngôi nhà làm ăn nuôi các con của em gái tôi thì chồng em gái tôi ra đi và được chia như thế nào? Cho tôi hỏi như trình bày ở trên em gái tôi có được chia tài sản phần hơn chồng em gái tôi không? vì chồng em gái tôi “lỗi” ngoại tình.

    -         Chồng em gái của tôi quyết đuổi em gái tôi và các con ra ngoài và đưa 150 triệu (tài sản chung là 306 triệu chia đôi 2 vợ chồng không bao gồm đất). Tòa án cũng theo hướng của chồng em gái tôi là như vậy và có phụ cấp cho 03 con của em gái tôi mỗi tháng 2 triệu 4 (lương cơ bản của chồng em gái tôi là 6 triệu 2 là Trưởng bộ phận cơ khí nhà máy đường của 1 tập đoàn lớn và nơi làm cách nhà khoảng 20 km). Chồng em gái của tôi đưa thêm 10 triệu đồng để bù vào công sức đóng góp 15 năm qua. Trong thời hạn 3 tháng sẽ ra khỏi nhà. Tòa án cho chồng em gái tôi ở lại ngôi nhà một mình như vậy có đúng luật không? Phụ cấp nuôi con có hợp lý?

    -         Mảnh đất của mẹ chồng em gái tôi phân xử như thế nào? Em gái tôi và các con em gái tôi có được quyền chia không? Mảnh đất đó giờ là thuộc của ai? Luật thờ cúng văn hóa phong tục Việt Nam mà chồng tôi yêu cầu phải ở lại ngôi nhà đó. Nếu như vậy thì con trai của chồng em gái tôi cũng có quyền như vậy không?

    2.      Bù đắp thiệt hại do không buôn bán được vì chồng em gái tôi thường xuyên gây khó dễ với khách hàng đến mua hàng:

    -         Ngày 20/04/1016 chồng em gái tôi làm đơn xin ly hôn đơn phương và không có phụ cấp cho em gái của tôi đồng nào và gây khó dễ với em gái của tôi trong việc làm ăn buôn bán, làm cho công việc buôn bán của em gái tôi ế ẩm, không có thu nhập. Một mình nuôi 03 con nhỏ, nhưng không buôn bán được gì, phải nhờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của cha me, anh em ruột.

    -         Vậy em gái của tôi có đòi được số tiền trong mấy tháng chờ tòa phân xử ly hôn không?

    3.      Trong thời gian chờ ly hôn làm sao để chồng em gái tôi không quậy phá nữa:

    -         Em gái tôi đã có đơn trình báo đến Công an, Hội phụ nữ, Chi bộ khu phố, nơi cư ngụ về tình trạng chồng em gái đơn phương gởi đơn xin ly hôn và thường về kiếm chuyện với vợ con (đồng thời đã gởi đơn tố cáo, khiếu nại đến Ban Tổ chức Thị ủy, Ủy Ban Kiểm tra Thị ủy, Đảng ủy Phường về tư cách, đạo đức của đảng viên đối với người có quan hệ bất chính với chồng em gái tôi), ban đầu đã có kết luận là viết bản kiểm điểm. Nhưng để đảm bảo tính mạng của em gái tôi và các cháu và đảm bảo cho chồng em gái tôi không về nhà quậy phá (khi chờ quyết định ly hôn và phân xử tài sản) thì em gái tôi nên làm gì?

    4.      Mảnh đất của bố mẹ tôi cho 2 vợ chồng em gái tôi trong thời gian chung sống với nhau, có làm giấy tờ tay - chưa ra phường xác nhận và đóng dấu, chưa chính thức đăng ký quyền sử dụng đứng tên 02 vợ chồng em gái tôi.

    -         Giờ 2 vợ chồng em gái tôi ly hôn thì bố mẹ tôi không cho nữa. Như vậy 2 vợ chồng của em gái tôi có được quyền sở hữu, quyền sử dụng mảnh đất đó không?

    -         Muốn hủy bỏ việc cho này thì cha mẹ tôi phải làm gì?

    Kính mong Luật tư tư vấn giúp cho tôi để tôi hướng dẫn em gái tôi thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp lý theo qui định; đảm bảo quyền lợi cho em gái tôi và các cháu/.

    Trân trọng cảm ơn Luật sư!

     
    5211 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #434521   25/08/2016
    Được đánh dấu trả lời

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Đọc bài viết của bạn quá dài nhưng tựu chung lại thì cũng có mấy vấn đề mà thôi. Vì thế, nếu lần sau bạn có nhờ luật sư tư vấn thì làm ơn viết ngắn dùm tí nhé.

    1/ Mảnh đất trong trường hợp bạn nêu được xác định là tài sản của mẹ chồng để lại. Vì khi chết mẹ chồng không có di chúc cho ai được hưởng mảnh đất nên mảng đất này sẽ chi theo quy định của pháp luật thừa kế: Chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của mẹ chồng. Vì cha chống đã mất và chồng  là con duy nhất nên mảnh đất này thuộc quyền thừa kế của chồng chứ em gái bạn là con dâu không có quyền thừa kế tài sản của mẹ chồng trừ khi vợ chồng em gái bạn được mẹ chồng cho miếng đất khi còn sống thì nay mới chia dôi được.

    2/ Về căn nhà thì do hai vợ chồng tạo lập trong thời gian hôn nhân nên đã thống nhất chia đôi. Trường hợp em gái bạn có công sức đóng góp, tạo lập đối vơi căn nhả nhiều hơn chồng thì phải xuất trình bằng chứng để tòa án xem xét chia phần căn nhà nhiều hơn.

    3/ Về tiền chu cấp nuôi con: Nếu em gái bạn nhận thấy sớ tiền chồng chu cấp nuôii con như vậy là không đủ để nuôi con thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tăng mức tiền người chồng phải trợ cấp nươi con.

    4/ Nếu ba mẹ bạn đã làm giấy tờ cho hai vợ chồng em gái miếng đất thì nay không thể vì lý do hai vợ chồng em gái ly hôn mà hủy bỏ đi việc cho đất .

    Thân mến

     

     

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    thanhvu81 (09/09/2016) luatsutraloi3 (14/09/2016)
  • #434962   31/08/2016
    Được đánh dấu trả lời

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn Luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật LTDKINGDOM xin tư vấn cho bạn như sau:

    Thứ nhất: Mảnh đất và nhà ở của bố mẹ chồng.

     Theo như trình bày của bạn: Phần đất của bố mẹ chồng có trước 2002 chưa cấp GCN QSDĐ, sau đó cho 2 vợ chồng cũng chưa cấp CGN QSDĐ. Bố chồng và mẹ chồng mất đi cũng không để lại di chúc hay hợp đồng tặng cho và chuyển nhượng nào ở đây. Vợ chồng đã cùng nhau xây dựng căn nhà và các tài sản khác trên đất này.

    1.      Đất:

    -         Đây là mảnh đất hình thành trước hôn nhân thuộc sở hữu của bố mẹ chồng.

    -         Ông bà bố mẹ chồng cho đất khi hôn nhân nhưng không có giấy tờ cho tặng, chuyển nhượng theo yêu cầu của pháp luật.

    -         Ông bà mất không để lại di chúc gì.

    -         Anh chồng là con một.

    ð Dựa và những căn cứ trên cho thấy: Đây là đất thuộc sở hữu của bố mẹ chồng, khi mất không để lại di chúc gì thì mảnh đất này sẽ quy về tài sản thừa kế pháp luật, chia theo hàng thừa kế thứ nhất. Tức là mảnh đất sẽ thuộc về người chồng. Mảnh đất thuộc về tài sản riêng của người chồng (Nếu không nhập làm tài sản chung của vợ chồng).

    ð Vậy, Vợ và các con không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ chồng nên không có quyền đối với mảnh đất này. Người con trai chỉ có quyền với mảnh đất này khi được nhận quyền từ bố mình (người chồng)

    2.      Nhà + tài sản gắn liền trên đất:

    Trên thực tế theo như bạn nói nhà và tài sản gắn liền trên đất được định giá là 306.000.000 đồng. Và người chồng chỉ đồng ý chia cho vợ 150.000.000 đồng + 10.000.000 đồng (công sức đóng góp trong những năm chung sống)

    Vậy, để đòi hỏi quyền lợi của người vợ, chúng ta tập trung căn cứ và chứng minh các vấn đề sau:

    -         Lỗi của anh chồng dẫn đến ly hôn: Ngoại tình. (Cần bằng chứng, chứng cứ rõ ràng).

    -         Khả năng tài chính + công sức đóng góp của người vợ (Phải có căn cứ rõ ràng).

    -         Người vợ phải nuôi 3 con, trong đó có 1 con nhỏ 30 tháng tuổi.

    ð Từ những điều trên sẽ có thêm căn cứ đòi nhiều hơn số tiền 150.000.000 đồng.

    ð Người chồng không có quyền chỉ ở lại nhà 3 tháng. Vì quy định tại Điều 63 – Bộ Luật hôn nhân gia đình 2014 Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

    “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

    Thứ hai: Vấn đề đòi tiền bồi thuờng trong thời gian chờ phân xử ly hôn:

    Chúng tôi khẳng định là không, việc người chồng làm đơn ly hôn đơn phương là quyền của người chồng, việc chị lên tòa ảnh hưởng đến công việc làm ăn không thuộc trách nhiệm của người chồng.

    Thứ ba: Vấn đề quấy rối, quậy phá của người chồng

    Người vợ nên tiếp tục làm đơn trình bày tình hình mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng và việc quấy rối của người chồng lên chính quyền địa phương, nếu không có kết quả thì nên khiếu nại lên các cơ quan chính quyền địa phương, giữ căn cứ, chứng cứ để chứng minh về hành vi của nguời chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Thứ 4: Mảnh đất của bố mẹ vợ cho 2 vợ chồng:

    Chúng tôi được biết, mảnh đất này bố mẹ vợ cho 2 vợ chồng qua giấy tờ viết tay, chưa công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, những thông tin này chưa đầy đủ để có thể đưa ra lý luận hủy bỏ việc cho này.

    Chúng tôi cần biết thời gian làm hợp giấy cho tặng đất này, cũng như 2 vợ chồng đã xây dựng tài sản gì trên mảnh đất đó chưa.

    -         Trường hợp: mảnh đất tặng cho này chưa có công chứng, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng các công trình trên đất => Hợp đồng sẽ vô hiệu. Khi đó mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của bố mẹ vợ.

    -         Trường hợp: Giấy tặng cho sau thời điểm năm 1993 theo NQ22/2004/NQ-HDTP:

    Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.

    ð Giấy tặng cho này có hiệu lực, tức là mảnh đất này thuộc về 2 vợ chồng. Khi ly hôn sẽ phải phân chia phần tài sản này.

     

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp.

    Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Hotline 0988.265.333.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (14/09/2016) thanhvu81 (09/09/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com