Ly hôn - Bài dự thi số 1 của nhanhcohoang2608

Chủ đề   RSS   
  • #65423 26/10/2010

    baomy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly hôn - Bài dự thi số 1 của nhanhcohoang2608

    Cậu em muốn nộp đơn xin ly hôn với mợ em. hiện nay cả hai có ba đứa con. Đứa lớn nhất chỉ mới 16 tuổi, đứa thứ hai 13, đứa út 11. 

    Nếu ra cậu em nộp đơn thì mất bao lâu tòa mới xử và án phí như thế nào? Nếu cả 3 đứa con muốn ở với mẹ thì phải làm sao? Lúc đó chia tài sản thế nào? Đứa con gái lớn đang đi du học ở mỹ thì lúc xử có cần phải có mặt
     
    7813 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67950   11/11/2010

    nhanhcohoang2608
    nhanhcohoang2608

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần



    Bài dự thi

    Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thi tòa ná sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.


    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo người khởi kiện phải nộp tiền. Tòa án thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai.


    Tòa án giải quyết li hôn trong thời hạn là  4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chanh án Tòa án  có thể gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng.

    Trong thời hạn này tuỳ từng trường hợp ta ra quyết định sau đây : công nhận của các đương sự thỏa thuận của các đương sự hoặc tạm đình chỉ giải quyết vũ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.

    Trong một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn hai tháng.

    Như vậy thời hạn tối đa để giải quyết vụ án sơ thẩm là 8 tháng

    Khi ly hôn,cậu bạn chưa phải nộp án phí mà là nộp tiền tạm ứng án phí 200.000 đồng.

    Còn vấn đề cả 3 đứa con của cậu bạn muốn ở với mẹ thì phải theo nguyên vọng của con cậu bạn vì cả 3 đứa con của cậu đều đã đủ tuổi có thể quyết định mình ở với ai (vì tại khoản 2 điều 92 Luật HN- GĐ 2000 có quy định nếu con đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyên vọng của con)

    Về việc chia tài sản:

    Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung... Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung.

    Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    Nếu cậu bạn chứng minh  có tài sản riêng của mình, thì khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của cậu bạn.

    Còn về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau: bạn tham khảo tại điều 95, 96 luật HN-GĐ 2000 sẽ cụ thể hơn.

     Mình nghĩ đứa con gái đang di du học không nhất thiết phải có mặt khi xét xử ly hôn của bố mẹ đâu.



     
    Báo quản trị |  
  • #73490   15/12/2010

    can2205hp
    can2205hp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài dự thi

    - Cậu của ban cần phải chuẩn bị những tài liệu này trước khi nộp đơn xin ly hôn.

     + Bản sao CMND + Hộ khẩu  
     + Bản Chính giấy đăng ký kết hôn(nêu có)
     + Bản sao giấy khai sinh của ba người con.
     + Đơn xin ly hôn ( có xác nhận của chính quyền địa phương chỗ ở hiện tại của cậu và/hoặc mợ bạn). 
    + Nộp đơn tại quận, huyện cậu hoặc mợ bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.( chỗ ở hiện tại).

    - Sau khi nhận đơn xin ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thi tòa án sẽ thông báo cho cậu ban biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí là 200.000 đồng án sơ thẩm.

    - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo người nộp đơn không đến nộp tiền án phí thì Toà án coi như hồ sơ đã được làm đơn rút.
    - Cậu của bạn phải nộp biên lai tạm ứng án phí nên Toà án. Tính từ thời điểm đó Toà sẽ đua hồ sơ vào thụ lý. sau 15 Toà sẽ gọi Cậu, mợ của bạn nên để hoà giải (hoà giại tại Toà). nếu hoà giại tại Toà  

    - Tòa án giải quyết ly hôn trong thời hạn là  4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chanh án Tòa án  có thể gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng.

    Trong thời hạn này tuỳ từng trường hợp Toà ra quyết định sau đây : công nhận của các đương sự thỏa thuận của các đương sự hoặc tạm đình chỉ giải quyết vũ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.

    Trong một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn hai tháng.

    Như vậy thời hạn tối đa để giải quyết vụ án sơ thẩm là 8 tháng

    Khi ly hôn,cậu bạn chưa phải nộp án phí mà là nộp tiền tạm ứng án phí 200.000 đồng.

    Còn trường hợp của 3 người con ( tại khoản 2 điều 92 Luật HN- GĐ 2000 có quy định nếu con đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyên vọng của con) theo nguyện vọng của con

    - một trong hai bên có trách nhiệm phụ cấp hàng tháng cho các con đến khi đủ 18 tuổi. (hai vợ chong có thể thoả thuận)

    Về việc chia tài sản: (hai vợ chồng tự thoả thuận

    Theo luật về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy đinh: tại điều 95, 96 luật HN-GĐ 2000.

    Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung... Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung.

    Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    Nếu cậu bạn chứng minh  có tài sản riêng của mình, thì khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của cậu bạn.

     - Con gái của cậu bạn không cần phải có mặt tại Toà nhưng phải có ý kiến của minh về việc theo cha hay theo mẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #73501   15/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào can2205hp & nhanhcohoang2608

    Các bạn đã bỏ qua điề kiện quan trọng là căn cứ cho ly hôn rồi

    Số: 02/2000/NQ-HĐTP

    8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

    @@nhanhcohoang2608

    Bạn bỏ qua nghĩa vụ cấp dưỡng luôn vậy là sao???


    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #73679   16/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    quyetquyen945 viết:

    Chào can2205hp & nhanhcohoang2608

    Các bạn đã bỏ qua điề kiện quan trọng là căn cứ cho ly hôn rồi

    Số: 02/2000/NQ-HĐTP

    8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

    @@nhanhcohoang2608

    Bạn bỏ qua nghĩa vụ cấp dưỡng luôn vậy là sao???


    Thân@



    Chào quyetquyen!

    Em trích dẫn đúng văn bản quy định và việc trích dẫn là không thừa, nhưng nó thực sự không cần thiết cho topic này. Lý do năm ở ngay nội dung của các câu hỏi được chủ topic nêu ra. Bao gồm:

    - Thời gian bao lâu thì tòa xử?
    - Cả 3 con muốn ở với mẹ thì làm sao? Và nếu cả 3 con ở với mẹ thì tài sản sẽ chia thế nào/
    - Người con ở Mỹ có bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa không?

    Câu trả lời cần tập trung giải quyết các vấn đề trên, mà ở topic này thực sự chưa bạn nào làm thỏa mãn người hỏi, đặc biệt là vấn đề chia tài sản (ý người hỏi muốn biết nếu 3 con ở với người mẹ thì có quyền lợi gì trong việc chia tài sản không).

    Còn căn cứ cho ly hôn và vấn đề cấp dưỡng không phải là điều mà người hỏi hướng tới.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #73592   16/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!

    Có một vấn đề mà tôi muốn trao đổi với các bạn, vì các bạn đều có những suy nghĩ giống nhau ở việc 3 đứa con được ở với ai.

    Tuy trong Pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 co quy định rất rõ việc khi quyết định việc ai sẽ nuôi con thì đều có xem xét đến nguyện vọng của con (Điều 92).

    Nhưng các bạn nên biết cho rằng việc "hỏi ý kiến của con" nếu con trên 9 tuổi, hiện nay là điều bắt buộc trong mỗi phiên xét xửa, và điều quan trọng hơn nữa, việc này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên để ý chữ "xem xét" có nêu trong điều luật.

    Việc Tòa án quyết định ai được nuôi con dựa vào nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có việc tham khảo ý kiến của con trên 9 tuổi, chứ không phải dựa vào ý kiến của con mà quyết định.

    Các bạn có thể tham khảo thêm ở Mục 11 Nghị quyết 02/200 của HĐTP ngày 23/12/2000.

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #73665   16/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @nkkhuy
    Em ko đồng tình với ý kiến của bác cho lắm
    nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên mà không chịu ở với mẹ/bố thì sao đây????
    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #73672   16/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #0072bc;">quyetquyen945!

    Hình như em hiểu không đúng ý của #0072bc;">nkkhuy. Bạn ấy đã lưu ý đến 2 chứ "xem xét" và ý của bạn ấy là khi Tòa án giải quyết ly hôn, việc giao con từ đủ 9 tuổi trở lên cho ai nuôi phải xem xét nguyện vọng của con, chứ quyết định đó của Tòa án hoàn toàn không phụ thuộc vào nguyện vọng của con. Điều đó có nghĩa là pháp luật bắt buộc Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con và việc chấp nhận nguyện vọng đó phụ thuộc vào đánh giá của Tòa án ở góc độ nó có phù hợp với thực tế hay không, chứ không bắt buộc Tòa án phải ban hành quyết định đúng với nguyện vọng của con.

    Với câu hỏi của em thì nếu nguyện vọng của con không phù hợp thì Tòa án cũng không buộc phải chấp nhận. Ví dụ con muốn ở với mẹ, nhưng người mẹ không dủ khả năng trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng thì Tòa án vẫn có quyền giao con cho người bố nuôi. Điều này xuất phát từ quy địn được coi là nguyên tắc, đó là việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi trước hết phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    Chào #0072bc;">nkkhuy!
    Tôi đồng ý với quan điểm của bạn qua những gì đã nêu ở trên.
    Tuy nhiên, quan điểm của bạn về việc bắt buộc con từ đủ 9 tuổi trở lên phải có mặt tại phiên tòa là không hoàn toàn chính xác. 

    Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định: "Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai".

    Điều này không có nghĩa là Tòa án phải triệu tập người con đến phiên tòa để hỏi ý kiến. Mà Tòa án có thể hỏi bất cứ lúc nào kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi mở phiên tòa và cả tại phiên tòa. Và việc hỏi ý kiến cũng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, có thể là trực tiếp hoặc trường hợp có lý do chính đáng thì có thể thực hiện việc hỏi ý kiến thông qua con đường gửi văn bản. 

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #73675   16/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Vâng em hiểu rồi anh ạ!
    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #73699   16/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Xin chào bạn!
    Tôi không đề cập đến vấn đề là con phải có mặt trước tòa án. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nhấn mạnh việc Tòa án bắt buộc phải thực hiện một công việc đó là phải hỏi, xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 9 tuổi trong việc ly hôn.
    Tuy nhiên vấn đề mà bạn đề cập thì liên quan đến các vấn đề tố tụng, việc này đương nhiên tùy trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể có những cách xử lý khác nhau.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #73700   16/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ồ! Vậy thì nguyên nhân là do lỗi diễn đạt của bạn rồi. Nó nằm ở câu này: "hiện nay là điều bắt buộc trong mỗi phiên xét xử"
    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |