Lý do Việt Nam ‘kịch liệt phản đối’ mà không dùng vũ lực với Trung Quốc chính là đây

Chủ đề   RSS   
  • #524874 01/08/2019

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Lý do Việt Nam ‘kịch liệt phản đối’ mà không dùng vũ lực với Trung Quốc chính là đây

    Những khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thay vì dùng vũ lực thì chúng ta chỉ ‘kịch liệt phản đối’ – đây được xem là vũ khí nguy hiểm cho Trung Quốc nhưng an toàn với Việt Nam.

    Thứ nhất, nếu chúng ta nổ súng thì chưa chắc bên nào sẽ giành chiến thắng nhưng tất yếu cả hai đều bị thiệt hại về người và của; khi ấy Trung Quốc sẽ có cớ tấn công chúng ta, Việt Nam rơi vào bẫy của Trung Quốc là biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, đưa hòa bình thành chiến tranh.

    Thứ hai, trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại hóa nếu Việt Nam nổ súng trước, chiến tranh  xảy ra thì tổn thất về mặt kinh tế cho chúng ta cũng vô cùng lớn.

    Thứ ba, việc tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’ tưởng nhẹ nhàng nhưng là vũ khí rất lớn đập tan âm mưu thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu của Trung Quốc.

    Theo luật pháp quốc tế, trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, có nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợi dụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng một cách bất hợp pháp.

    Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp (Chiếm hữu trên thực tế + Trong thời gian dài + Không có sự tranh chấp trực tiếp = Chủ quyền lãnh thổ).

    Để có được chủ quyền lãnh thổ tại một vùng tranh chấp thì Trung Quốc phải thỏa mãn ba yếu tố chiếm hữu trên thực tế, trong thời gian dài, không có sự tranh chấp trực tiếp. Nhưng ở đây, Trung Quốc chỉ đạt tối đa 2/3 tiêu chí đối với Quần đảo Hoàng Sa, một phần của Quần đảo Trường Sa và không bao giờ có được Chủ quyền lãnh thổ vì Việt Nam bác bỏ yếu tố thứ ba (không có sự tranh chấp trực tiếp) bằng những tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’.

    Như vậy, ý nghĩa của những tuyên bố ‘kịch liệt phản đối’ từ Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế thì các vùng tranh chấp nêu trên dù Trung Quốc đang chiếm hữu thực tế vẫn là lãnh thổ của Việt Nam.

     
    17298 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532732   09/11/2019

    Cám ơn bài viết, nhưng bạn cần BỔ SUNG một nguyên tắc cực kỳ quan trọng để xác định chủ quyền theo luật quốc tế, đó là: Chiếm hữu BẰNG CÁC CÁCH THỨC PHI CHIÊN TRANH. Đây chính là lý do không quốc gia nào thừa nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc vì Trung Quốc đã cho quân đội ra tấn công, chiếm đoạt Hoàng Sa của Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hung101962 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/11/2019)