Việc ký kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng Kinh tế - Thương mại là yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất nhiều những rủi ro pháp lý trong việc ký kết hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục.
- Thứ nhất, xác định đúng căn cứ pháp luật áp dụng để ký kết hợp đồng
Các căn cứ ký kết Hợp đồng kinh tế hiện nay là Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này. Ngoài ra tùy từng lĩnh vực có thể áp dụng thêm văn bản Luật chuyên ngành, ví dụ trong lĩnh vực xây dựng áp dụng Luật Xây dựng năm 2014, Trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh cần áp dụng thêm Luật Đầu tư năm 2014 .... phải xác định rõ căn cứ pháp luật cụ thể đối với từng điều khoản của loại hợp đồng cụ thể hợp đồng không bị tuyên vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ.
Để xác định luật áp dụng, cần phấn tích chủ thể và nội dung, đối tượng của hợp đồng. Ví dụ, cũng là hợp đồng mua bán nhưng nếu giữa hai chủ thể là cá nhân và cá nhân thì áp dụng BLDS, nếu là pháp nhân và pháp nhân thì áp dụng Luật thương mại
- Thứ hai, lưu ý về về mặt hình thức của hợp đồng khi ký kết
Khi ký kết hợp đồng cần kiểm tra xem hình thức của hợp đồng được soạn thảo đúng pháp luật không? Đối với hợp đồng pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì phải triệt để tuân thủ. Nếu có quy định phải đăng ký hoặc công chứng, chứng thực thì không được phép bỏ qua, nếu vi phạm sẽ làm hợp đồng bị vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý.
Lưu ý: Đối với những loại hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải lập thành văn bản thì cũng nên cố gắng viết thành văn bản để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Thứ ba, về mặt nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng do các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung. Do đó, khi ký kết hợp đồng cần lưu ý những nội dung trong hợp đồng.
- Thứ tư, chủ thể ký kết hợp đồng
Phải do người có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư và cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện trong phạm vi được uỷ quyền khi ký kết hợp đồng. Chỉ có ký kết hợp đồng đúng chủ thể thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành.
- Thứ năm, cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng.
Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho phép bạn đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác từ đó bạn sẽ có sự lựa chọn cần thiết là có nên hợp tác hay ký kết hợp đồng với họ hay không để có thể loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro khi ký hợp đồng và còn tạo cơ hội cho công việc của doanh nghiệp luôn phát triển vững chắc.
Các lưu ý cụ thể khác
Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp đó.
Giải thích thuật ngữ: Những khái niệm, thuật ngữ, quy định cho nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học và tránh xung đột, tranh cãi hoặc tuỳ tiện các điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng