Lương nhà giáo và sự ân hận của những giáo viên từng là học sinh giỏi

Chủ đề   RSS   
  • #486316 04/03/2018

    Lương nhà giáo và sự ân hận của những giáo viên từng là học sinh giỏi

    Vừa mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo mới trong công tác tuyển sinh ngành sư phạm. Theo đó, học sinh có học lực loại giỏi mới được dự thi vào ngành này. Quy định này đã gây khá nhiều tranh cãi:

    Có người cho rằng Bộ Giáo dục “đang mơ giữa ban ngày”. Người lại cho rằng, nhất quyết sẽ chẳng bao giờ thực hiện được vì hàng ngàn sinh viên sư phạm ra trường đang thất nghiệp và chế độ lương, ưu đãi quá thấp.

    Và nỗi lòng của người đã “may mắn” được làm nghề sư phạm như thế nào trước quy định này, cảm thấy may mắn hay hối hận?

    “Biết thế này, ngày đó…”, “Giá mà…”, “Nếu thời gian quay trở lại…” câu nói bỏ lửng của một số học trò cũ nay đã những thầy cô giáo lành nghề. Các thầy cô đã từng là học sinh giỏi ở cả ba cấp và luôn luôn đứng trong tốp đầu của trường. Những cựu học sinh ấy từng là niềm tự hào của gia đình vì đã mang về khá nhiều giấy khen vì thành tích đạt được: nào giải học sinh giỏi truyền thống, giải ở kì thi Olympic miền nam, giải thi học sinh giỏi cấp quốc gia.

    Do đạt thành tích giải quốc gia nên các học trò này được tiêu chuẩn tuyển thẳng vào trường đại học sư phạm. Người thì vui lòng nối nghiệp gia đình, người thì vì sức ép của gia đình…thế là tất cả đều chọn vào trường Đại học sư phạm TPHCM.

    Ra trường, tuy tất cả đều tìm được việc làm đúng chuyên ngành của mình nhưng với mức lương trước đây 2 triệu 300 ngàn đồng/tháng quả thật quá chật vật.  Có người cười chua chát “đi học còn giàu hơn đi dạy”. Khi đi học, ba mẹ gửi cho một tháng 3 triệu đồng nhưng khi đi dạy chỉ nhận được 2 triệu 300 ngàn đồng.

    Năm tháng trôi qua, các học trò xưa cũng có gia đình. Do môi trường tiếp xúc hạn hẹp nên phần lớn giáo viên cũng đều có vợ hoặc chồng là thầy cô giáo. Và vì thế, cuộc sống túng quẫn cứ xoay vòng với túng quẫn khi gia đình có thêm thành viên mới. Họ nhận lương về dù tằn tiện chi tiêu cũng chỉ được 20 ngày là hết. Vay mượn để cầm cự tới kì lĩnh lương lần sau, có lương thì trả và lại hết tiền vào ngày 20 tháng sau chưa kể những lúc con ốm đau hay đi đám đình, trả nghĩa…

    Vào buổi họp lớp quy tụ gần đủ những học sinh đã từng học một thời. Sân trường rộng rãi bỗng trở nên chật hẹp vì những chiếc xe con đậu kín một khoảng sân. Những bạn ngày xưa thường xuyên không thuộc bài, hay bị phạt, hay bị nhắc nhở ngày nay ai ai cũng sang trọng chỉ vì một điều duy nhất: họ không chọn sư phạm.

    Mức lương của nhà giáo, cơ hội việc làm của nhà giáo hiện nay khiến cho nhiều học sinh giỏi ngày càng không dám vào sư phạm nguyên nhân chính ngoài chuyện xin việc khó khăn còn vì đồng lương quá eo hẹp.

    Đã thế, môi trường sư phạm cũng không có cơ hội để các nhà giáo làm thêm ngoài chuyện dạy thêm ngỡ là chính đáng nhất cũng bị lên án.

    Thế nên nếu như quy định trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn người giỏi vào sư phạm ngoài việc ra trường được bố trí việc làm ngay còn phải có mức lương cao để họ tự nuôi sống mình và nuôi thêm đứa con học đại học.

     
    9267 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #487772   23/03/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình nghĩ thì việc vào ngành sư phạm bây giờ giống như và một nước cờ khó giải quyết vậy, học xong đi làm lương thì thấp, khó có thể phục vụ được cuộc sống, chế độ cũng một phần nhưng ko hoàn toàn giải quyết đc triệt để. Có thể trước kia nghề nhà giáo là một nghề hái ra tiền, được mọi người hướng đến và mong cho con cái được học ngành này sẽ an nhàn về sau, nhưng bây giờ thì rất it người muốn con học ngành này, vì hiện tại tinh giảm biên chế rất nhiều trong ngành sư phạm nên thường là rất khó để tồn tại trong ngành này. 

    Như trong dự thảo Luật sửa đổi, bộ sung một số điều của Luật Giáo dục thì đã bỏ hai đề xuất về tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS trong dự thảo luật Giáo dục vì một số lý do như ngân sách thiếu thốn nên việc cân đối ngân sách cho việc này là không khả thi. Việc này không thống nhất với Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vào đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (23/03/2018)
  • #487790   23/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Ngành giáo viên trước giờ luôn là ngành được nhiều bạn trẻ chọn là tương lai cả đời của mình. Tuy nhiên, với tình trạng tin giản biên chế như hiện nay, không những công chức mà phía viên chức cũng đang làm lại trật tự, giảm bớt số lượng giáo viên. Không biết người đó có dạy giỏi hay không, chất lượng ra sao, nhưng với tình hình này là điều đáng tiếc với các bạn ấy. 

    Xã hội chúng ta nói chung và bộ máy Nhà nước hiện nay nói riêng đang trong giai đoạn chuyển mình, nên không khỏi tránh được sai xót. Tuy nhiên, mong rằng với hướng đi này sẽ đạt được kết quả tốt như các ban ngành lãnh đạo đã dự kiến trước đó. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (23/03/2018)
  • #487797   23/03/2018

    Nếu ngày trước nghề giáo được tôn vinh là một nghề cao quý trong các nghề cao quý, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đều lấy hình tượng người thầy của mình để ấp ủ ước mơ để cố gắng thi đỗ vào sư phạm thì ngày nay với ai yêu nghề giáo này phải cân nhắc nhiều thứ. Lương nhà giáo so với các ngành khác được cho là thấp hơn, hiện nay có nhiều chính sách cấm giáo viên dạy thêm ở nhà mà đây có thể được xem là một nguồn thu chính đáng đối với các nhà giáo. Nay lại thêm những quy định gắt gao để tuyển chọn sinh viên cho ngành này. Cộng thêm nữa, ngành giáo hiện nay có nhiều biến động qua vụ việc cô giáo quỳ gối trước mặt phụ huynh vì phạt học sinh quỳ gối, thầy giáo bị phụ huynh học sinh đánh gãy mũi... Có thể qua những vấn đề trên số lượng sinh viên ngành này sẽ giảm xuống, các bậc cha mẹ muốn con em học ngành này, hay các bạn có đam mê nghề giáo xũng phải cân nhắc lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #487801   24/03/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra dự thảo trên cũng hẳn là có lý do của nó bởi lẽ số lượng sinh viên Sư phạm từ các trường chuyên, trường không chuyên tốt nghiệp hằng năm là rất lớn, và việc tinh giản biên chế đang được thực hiện.

    Công nhận là nghề giáo viên là một nghề cao quý, được tôn vinh trong xã hội và đối với những gia đình có truyền thống nghề giáo thì họ có thể định hướng con em của mình phấn đấu đề nối nghiệp hoặc những bạn có đam mê thì sẽ lựa chọn con đường trở thành người đứng trên bục giảng. 

    Tuy nhiên đó chỉ là một số ít khi mà thực tế những người chọn nghề nhà giáo vì do gia đình, do hoàn cảnh.... Và đến lúc ra trường thì nhận lương không phải là cao, có khi chẳng đủ sống khiến không ít người phải bỏ "nghề". Chưa kể con đường đi vào biên chế không phải là dễ dàng. 

    Cho nên yêu cầu "học lực loại giỏi" cũng nhằm giảm bớt lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp mỗi năm mà không có chất lượng và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đồng thời cũng kỳ vọng với quy định này sẽ tạo ra một khối sinh viên có chất lượng lẫn về "năng lực" và "phẩm hạnh" khi mà "thầy đánh trò, trò đánh thầy" xảy ra không ít hằng ngày làm cho cơ quan quản lý giáo dục phải "nhức đầu".

    Xét đi cũng phải xét lại, nếu quy định trên được thông qua và áp dụng thì tin chắc 100% sinh viên theo học sư phạm là vì "đam mê" hoặc  theo "truyền thông gia đình", chất lượng ngành giáo dục theo đó cũng tăng lên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (24/03/2018)
  • #487821   24/03/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Cũng đã có đề xuất là lương giáo viên là bậc lương cao nhất nhưng có vẻ chẳng khả thi chút nào vì nó là dự thảo, không biết cao ở đây là được hiểu đúng nghĩa nkhoong hay chỉ là trên quy định. Liệu cuộc sống với mức cao nhất ấy có đủ không. Việc chỉ chiêu mộ học sinh giỏi là khá hiếm bởi hiện tay nghề giáo không hot và liệu các học sinh giỏi có đam mê nghề giáo không hay đam mêm ngành nghề khác nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (24/03/2018)
  • #487832   24/03/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Ngành sư phạm khoảng 3,4 năm về trước được xem là một ngành hot, tỉ lệ học sinh đăng ký thi tuyển vào đại học sư phạm luôn đứng trong vị trí top đầu nhưng hiện nay vì tinh giản biên chế và mức lương thấp không đủ để trang trải cuộc sống nên nhiều bạn đã từ bỏ đam mê nghề giáo của mình mà lựa chọn một ngành nghề khác; chưa kể khả năng xin được việc rất thấp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (24/03/2018)
  • #487835   24/03/2018

    Đúng là học giỏi không đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tiền, và điều này càng đúng hơn đối với nghề giáo hiện nay. Cần những người tài giỏi để đào tạo ra những học sinh ưu tú nhưng họ lại không nhận được những ưu đãi tương xứng thì mấy ai còn tha thiết với nghề giáo. Biết là nghề này cần cái tâm nhưng cuộc sống hiện giờ, nuôi không nổi mình thì lấy đâu ra nhiệt huyết nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (24/03/2018)
  • #487921   26/03/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Theo mình thấy ngành sư phạm là ngành đào tạo ra những người để đi làm thầy những người khác, truyền dạy kiến thức cho những người khác. Do vậy, xét ở khía cạnh nâng cao chất lượng cho đội ngũ giảng dạy tương lai thì việc đưa ra điều kiện nêu trên thì cũng hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vytran92 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (28/03/2018)
  • #488141   28/03/2018

    vytran92 viết:

    Theo mình thấy ngành sư phạm là ngành đào tạo ra những người để đi làm thầy những người khác, truyền dạy kiến thức cho những người khác. Do vậy, xét ở khía cạnh nâng cao chất lượng cho đội ngũ giảng dạy tương lai thì việc đưa ra điều kiện nêu trên thì cũng hợp lý.

    Quy định nào cũng có mục đích riêng của cơ quan ban hành cả, và ở đây với những chính sách chọn lọc ra những đội ngũ giảng dạy tương lai có chất lượng và để giảm bớt gáng nặng cho ngành giáo dục vì hiện nay số lượng sinh viên học sư phạm rất nhiều dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Nhưng bên cạnh đó cũng rất cần những chính sách quan tâm nhiều hơn đến chế độ tiền lương cho giáo viên để đảm bảo phần nào cuộc sống của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #488133   28/03/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Ngành sư phạm trước đây rất là hot, nhưng thời gian sau này thì thực sự khủng hoảng. Việc một sinh viên học cực kì giỏi tốt nghiệp ra trường cũng chơ vơ không xin được việc, cơ cấu thì tuyển ít lại còn gửi gắm con cháu thì đông nên thường tự lực thi tuyển để đua vào biên chế là rất khó khăn. Đúng là dở khóc dở cười khi trước đây là một học sinh xuất sắc nhất lớp nhưng sau 5-6 năm lại vẫn còn chật vật với cuộc sống và đồng lương. Nhắc đến ngành sư phạm chắc giờ ai cũng sợ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ha2308 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (29/03/2018)
  • #493258   31/05/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Người chọn nghề hay nghề chọn người? Người chọn nghề rồi đặt ra câu "giá mà" rất nhiều, ngay cả người thành dạt với nghề hiện tại, nhiều lúc cũng có những yêu thích công việc khác. Ví như có 1 nhà giáo ưu tũ đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn lắc đầu tiếc rằng sao lúc đó ko theo đuổi đam mê là Bác sỹ quân y. Có thể thấy tiền lương ko làm nên tất cả? Vì ko có đam mê thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #493500   03/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Việc theo đuổi nghề giáo là sự lựa chọn của chính bản thân người trong cuộc, tuy nhiên xã hội thì luôn phát triển, vận động và lựa chọn cũng có lúc đúng lúc sai vào thời điểm bất kì. Nếu như nói họ hối hận thì vâng, họ chưa cảm thấy thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề khi đưa ra lựa chọn, và việc lương bổng sao cho thỏa đáng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức nghề nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #527808   06/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Có thể nói ngành sư phạm là ngành mà không phải ai muốn vào cũng được, để vào ngành sư phạm thì cần phải có niềm đam mê và đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ nghề sư phạm được ví như là người lái đò để đưa các thế hệ trẻ qua sông. Mặc dù nói là đam mê nhưng cũng cần phải có một mức lương nào đó phù hợp để không chỉ lo cho bản thân mà còn cho gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #528216   14/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Trước đây cũng đã từng mong muốn thi vào một ngành sư phạm, nhưng sự lựa chọn cuối cùng nó cũng cho mình thấy nhiều điều.Chứng kiến các anh chị ra trường xin việc, mà thấy nhà giáo koong còn như trước.Hình thức chạy việc, rồi lương thấp, rồi tinh giản biên chế.Vì vậy tốt nhất nên lựa chọn ngành nghề đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu hoặc nếu là đam mê ngành sư phạm thì mới nên chiến đấu với nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #528225   15/09/2019

    Mình cũng đồng ý với quan điểm Bộ giáo dục nên đứa ngành giáo vào ngành được ưu tiên, giống như công an hay quân đội thì giáo viên ra trường cũng nên sắp xếp chỗ dạy. Một năm cũng hạn chế số lượng tuyển sinh vào ngành giáo thôi. Chứ mình thấy có người 14 15 suýt soát điểm sàn cũng học ngành giáo thì sau này sao đào tạo đươc học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #528376   15/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Với chính sách tin giảm biên chế thì ngày nay ngành sư phạm không còn có thể nói là chỉ cần yêu nghề yêu trẻ là làm được nữa rồi. 

     
    Báo quản trị |