Lương khoán có đóng BHXH hay không ?

Chủ đề   RSS   
  • #565287 25/12/2020

    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Lương khoán có đóng BHXH hay không ?

    Công ty A trả theo hình thức lương khoán, mức lương không cố định do xây dựng công trình thì tháng có lương, tháng lại không có. Tháng nào không có lương thì chỉ có tạm ứng thôi - nên cho mình hỏi theo quy định thì phải đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

     
    1775 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565288   25/12/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chào bạn, mình có ý kiến như sau:

    Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành (khoản 3 Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

    Và theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

    Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

    Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

    1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán

    Như vậy, dù công ty trả lương khoán, trong hợp đồng lao động vẫn phải ghi mức tính theo thời gian, căn cứ khối lượng, chất lượng công việc bình quân trong tháng mà người lao động hưởng, từ đó xác định tiền lương đóng BHXH.

    Đối với trường hợp bạn nêu "mức lương không cố định - xây dựng công trình thì tháng có lương tháng không, tháng nào không có lương" thì không phải hình thức lương khoán. Khoán có nghĩa là có công việc rồi, người sử dung lao động giao cho người lao động trong thời gian bao lâu thì phải hoàn thành.

    Trường hợp của bạn nếu trả lương như vậy rất khó xác định mức đóng BHXH, trong khi BHXH chỉ xác định theo thời hạn hợp đồng (không phân biệt trả lương khoán hay lương tháng/tuần...)

    Do đó, để tránh rủi ro, khi nào có công việc thì bạn mới ký hợp đồng lao động, thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên sẽ đóng BHXH, còn nếu công trình đó hoàn tất dưới 1 tháng thì không cần đóng BHXH.

     
    Báo quản trị |  
  • #568332   27/02/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động:

    "Điều 54. Hình thức trả lương

    Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

    1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

    ...

    c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành."

    Hình thức trả lương này không ảnh hưởng đến việc phải đóng BHXH anh nhé. Khi trả lương khoán vẫn phải có định mức công cụ thể phải hoàn thành. Và việc đóng BHXH căn cứ trên định mức này.

     
    Báo quản trị |