Nếu tôi là luật sư của gia đình bạn, tôi sẽ tập trung vào mấy điểm chính sau:
1. Thiệt hại anh bạn gây ra là gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Một trong các dấu hiệu bắt buộc cấu thành nên tội phạm phải là hậu quả trực tiếp chứ không phải hậu quả gián tiếp (cái chết của nạn nhân không phải do anh bạn trực tiếp gây ra).
2. Hướng đi, làn đường của xe nạn nhân. Nếu như bạn nói thì xe của anh bạn mới chỉ lùi 1 bánh, tức thò nhiều nhất khoảng 70cm tính từ mép vỉa hè, còn nếu mép đường có rảnh chìm, thì xe anh bạn có thể mới chỉ thò khoảng 3-40cm xuống đường. Ở vị trí này mà cũng gây tai nạn được thì chứng tỏ nạn nhân đi rất sát vào mép đường. Như vậy cần tìm hiểu xem nạn nhân có đi san làn không.
3. Tốc độ xe của nạn nhân. Luật GTĐB quy định nếu gặp vật cản thì người điều khiển phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nếu cần thiết. Nạn nhân nếu đi quá nhanh, hoặc không chú ý quan sát thì lỗi một phần nữa thuộc về nạn nhân.
4. Tốc độ và làn đường của xe khách. Nếu không có xe khách, chuyện sẽ khác. Nếu xe khách đi quá tốc độ (dẫn tới không kịp xử lý), sai làn (dẫn tới chèn vào nạn nhân) thì công an phải xử lý lái xe chứ không phải anh bạn.
5. Hỗ trợ khắc phục hậu quả (chú ý tránh đề cập tới cụm từ bồi thường) và mong gia đình nạn nhân xem xét giúp đỡ.
6. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, chưa nói lý anh bạn có sai không, nhưng tình thì sai chắc chắn, giá như anh bạn lùi xe quan sát kỹ hơn, chờ an toàn tuyệt đối rồi hãng dắt xe xuống, thì chuyện sẽ khác. Nên tốt nhất là nhận khuyết điểm (khác với nhận tội), đồng thời cũng nên tìm luật sư tham gia giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi.