Luật xử lý vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #330002 25/06/2014

    Luật xử lý vi phạm hành chính

    LS cho tôi hỏi: cơ sở nào quy định về Tổ chức, cá nhân và khái niệm, phân biệt giữa Tổ chức và cá nhân được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính

     
    3108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #330564   27/06/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    vấn đề này được hiểu đơn giản như sau:

    Cá nhân là 1 chủ thể nhất định ví dụ như bạn là 1 cá nhân.

    Tổ chức có thể là công ty, hợp tác xã...

     
    Báo quản trị |  
  • #330582   27/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    Đồng ý với bạn phamthanhhuu và bổ sung 1 chút :

    Cá nhân là một khái niệm cơ bản cần chấp nhận ban đầu vì hầu như ai cũng hiểu. Tất nhiên vẫn có thể định nghĩa được nhưng càng khó hiểu hơn.

    Cá nhân mà luật XPVPHC điều chỉnh là công dân Việt Nam; Người Việt Nam ở nước ngoài; Người nước ngoài và người không có quốc tịch sinh sống ở VN.

    Tổ chức theo tôi nghĩ đó chính là pháp nhân theo luật dân sự :

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Một tổ chức đơn giản, ví dụ một đội bóng đá nếu vi phạm hành chính thì chỉ xử phạt từng cá nhân. 

    Điều 100. Các loại pháp nhân

    1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

    2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

    3. Tổ chức kinh tế.

    4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

    6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Dungga_Pro (27/06/2014)