Luật và Nghị định cùng quy định về một vấn đề nhưng lại không thống nhất nhau thì áp dụng vbqppl nào

Chủ đề   RSS   
  • #247470 07/03/2013

    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Luật và Nghị định cùng quy định về một vấn đề nhưng lại không thống nhất nhau thì áp dụng vbqppl nào

    Luật Nhà ở, điểm b khoản 1 Điều 17 quy định: "kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị hoặc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã trong thời hạn mười ngày làm việc đối với khu vực nông thôn"

    http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=29935

    Nghị định Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điểm c khoản 1 Điều 24 quy định: "trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã"

    http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=23749

    Như vây, Luật thì bảo là phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo), trong khi Nghị định thì bảo chỉ cần niêm yết tại trụ sở của UBND phương, xã đối với trương hợp giấy tờ nhà, đất bị mất là của hộ gia đình và cá nhân. Vậy ta thấy rằng, giữa Luật và Nghị định không thống nhất với nhau, Luật thông qua năm 2005, Nghị định thông qua năm 2009, và đều còn hiệu lực thì trường hợp này có quy định nào để áp dụng luật không? Xin cảm ơn nhiều

     
    11510 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #247476   07/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Mình xin trao đổi với bạn như sau:

    Trong trường hợp trên thì giữa Luật nhà ở năm 2005 (điểm b khoản 1 Điều 17) và Nghị định 88/2009/NĐCP (điểm c khoản 1 Điều 24) là không mâu thuẩn với nhau.

    Nghị định 88 hướng dẫn căn cứ vào Luật Nhà ở, hướng dẫn cụ thể hơn, rõ hơn đối với trường hợp là hộ gia đình và cá nhân. Chứ không phải là mâu thuẩn.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (11/03/2013)
  • #247561   08/03/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn Mickeycute không để ý chữ hoặc ở điều 17 luật nhà ở sao ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (11/03/2013)
  • #247963   11/03/2013

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Xin lỗi 2 bạn, nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm. 

    Luật Nhà ở và Nghị định 88 nếu không mâu thuẫn thì cũng là không thống nhất với nhau về cùng vấn đề. Đây là vấn đề thực tế mà tôi đang gặp chứ không phải là giả thuyết, nên tôi nghiên cứu rất kỹ.

    Luật quy định "đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị", còn Nghị định 88 thì  "trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã"

    Vậy, nếu nhà tôi vừa là ở khu vực đô thị (tức là thỏa mãn việc phải đăng tin trên thông tin đại chúng theo Luật), lại vừa là hộ gia đình (tức là thỏa mãn việc chỉ cần niêm yết giấy trên phường, trên xã theo Nghị định) thì áp dụng cả 2 hay sao vậy? Xin lưu ý là chữ "hoặc" ở đây chỉ dành cho trường hợp khi là khu vực nông thông nhé!

    Xin được trao đổi tiếp về vấn đề này!

     
    Báo quản trị |  
  • #248190   12/03/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Đã hiểu ý của Mickeycute.   Quan điểm cá nhân mình cho rằng ở đây Luật nhà ở và NĐ 88 có mẫu thuẫn thật. Quy phạm ở Điều 17 Luật quy định =theo nơi có nhà ở: đô thị và ở nông thôn, trong khi đó NĐ 88 lại quy định theo chủ thể sở hữu nhà ở. Và quả thật với trường hợp như chủ topic nêu thì ko biết nên áp dụng cái nào. Kinh nghiệm thực tiễn của mình chưa có nhiều, theo mình thì thực tế cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng NĐ, tất nhiên là phụ thuộc vào thái độ của họ, họ muốn kiếm cớ đòi ABC thì chắc sẽ áp dụng theo Luật. 

    Nếu nói về nguyên tắc thì Luật bao giờ cũng có giá trị cao hơn NĐ, nhưng thực tế áp dụng thì khác. Đây cũng ko phải trường hợp duy nhất mà có sự vênh nhau giữa Luật và NĐ như vậy. 

    Vài dòng trao đổi cùng mọi người.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (12/03/2013)
  • #248191   12/03/2013

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    kajnodo92 viết:

    Đã hiểu ý của Mickeycute.   Quan điểm cá nhân mình cho rằng ở đây Luật nhà ở và NĐ 88 có mẫu thuẫn thật. Quy phạm ở Điều 17 Luật quy định =theo nơi có nhà ở: đô thị và ở nông thôn, trong khi đó NĐ 88 lại quy định theo chủ thể sở hữu nhà ở. Và quả thật với trường hợp như chủ topic nêu thì ko biết nên áp dụng cái nào. Kinh nghiệm thực tiễn của mình chưa có nhiều, theo mình thì thực tế cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng NĐ, tất nhiên là phụ thuộc vào thái độ của họ, họ muốn kiếm cớ đòi ABC thì chắc sẽ áp dụng theo Luật. 

    Nếu nói về nguyên tắc thì Luật bao giờ cũng có giá trị cao hơn NĐ, nhưng thực tế áp dụng thì khác. Đây cũng ko phải trường hợp duy nhất mà có sự vênh nhau giữa Luật và NĐ như vậy. 

    Vài dòng trao đổi cùng mọi người.

    Đúng là ý mình!

    Xin hỏi các bạn, trong trường hợp này có thực sự chính xác là hai vbqppl này cùng quy định về 1 vấn đề hay không, và nếu đúng như vậy thì ta có hình thức nào để kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để ra soát, chỉnh sửa lại cho thống nhất nhau? Xin cảm ơn nhiều?

     
    Báo quản trị |