luật thương mại 2

Chủ đề   RSS   
  • #322833 12/05/2014

    thoconnhinhanh92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luật thương mại 2

    Mọi người giúp mình bài này nha. cảm ơn nhiều

    Sau khi đọc catalogue quảng cáo sản phẩm của B, ngày 13/8 A gọi điện đến B đặt mua một loại sản phẩm có mẫu mã, nhãn hiệu và các thông số kỹ thuật được nêu rõ trong catalogue với số lượng là 500 sản phẩm và với giá thấp hơn giá trong catalogue 10000 VNĐ/1sản phẩm. B đồng ý. Hai bên thỏa thuận là B sẽ giao hàng cho A trước ngày 30/8 và A sẽ thanh toán cho B bằng tiền mặt sau từng lần nhận hàng của B và phải trả hết tất cả tiền hàng sau khi nhận đủ số hàng được giao. Tuy nhiên, 5 ngày sau đó, do giá của sản phẩm đó trên thị trường tăng đột biến, B gọi điện đến A thông báo là không thể đáp ứng được số lượng sản phẩm mà A yêu cầu nên đề nghị chỉ có thể bán cho B 100 sản phẩm. Nếu A muốn có đủ số sản phẩm đó, thì phải trả thêm 10000VNĐ/1 sản phẩm cho B. A không đồng ý và yêu cầu B phải cung ứng đủ số hàng mà A và B đã thỏa thuận trước đó.


    a. B có bắt buộc phải giao đủ hàng cho A không?vì sao?nêu cơ sở pháp lý?    Biết rằng, khi thảo thuận hợp đồng mua bán này A và B không lập hợp đồng  thành văn bản.

    b. Đến ngày giao hàng, do không có đủ lượng hàng để giao cho B nên A đã mua lại một lượng hàng hóa từ công ty khác có mẫu mã và công dụng giống với hàng hóa của A và giao cho B cùng với số lượng hàng hóa ban đầu. Bên B không hề biết về sự thay đổi này cho đến khi khách hàng của B yêu cầu B bồi thường thiệt hại vì đã buôn bán gian lận. Bằng những kiến thức đã họ về mua bán hàng hóa, bạn hãy phân tích và đưa ra kết luận.


    b. Tranh chấp giữa A và B có thể được giải quyết bởi cơ quan tài phán nào?

     
    3336 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #323904   19/05/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

    1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

    2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

    Điều 37. Thời hạn giao hàng

    1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

    2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

    3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

    Điều 52. Xác định giá

    Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá. 

    => cho câu a của bạn

    Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

    1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

    b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

    c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

    d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

    2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

    Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

    1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

    2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

    3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

    Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng

    1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.

    2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.

    => cho câu b

    câu c: d0ầu tiên là tòa án, tòa án nào thì bạn tự suy luận, còn Trọng tài thì xem lại trong luật trường hợp này có được phép không.

     

     
    Báo quản trị |