Luật thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #302026 12/12/2013

    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Luật thương mại

    Mọi người cho em hỏi là tại sao Luật doanh nghiệp năm 2005 lại chỉ cho phép chia (Đ 150), và tách (Đ 151) doanh nghiệp đối với công ty TNHH và CTCP còn đối với hợp nhất (Đ 152) và sáp nhập (Đ 153) doanh ngiệp thì lại chỉ quy định là "một số công ty cùng loại" nghĩa là bất kỳ hình thức doanh ngiệp nào cũng có thể hợp nhất và sáp nhập được mà không bị hạn chế như đối với chia và tách.

    Em không hiểu giữa chia, tách và hợp nhất, sáp nhập hặc giữa CTCP, CTTNHH và CTHD ở đây khác nhau như thế nào. Mong mọi người giải thích giúp em ạ! Em xin cảm ơn!

     
    3536 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #302140   13/12/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cái này mang ý chí của nhà làm luật muốn biết chính xác nhất thì phải hỏi họ.

    CÒn theo mình nghĩ thì chia tách ít nhất công ty phải thuộc truờng hợp có thể chia làm 2 trở lên, như công ty TNHH và công ty CP thì có từ 2 thanh viên trở lên.

    Còn sáp nhập thì dễ rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #302149   13/12/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Sự khác nhau giữa chia, tách và sáp, hợp mà bạn hỏi chỉ là có hay ko công ty hợp danh. Đúng ko.

    Vì công ty gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Đây là các loại công ty trong cụm từ "công ty cùng loại".

     

    Theo mình họ ko cho chia tách đối vs công ty hợp danh công ty này mang tính chất đối nhân, tính chịu TN vô hạn của thành viên hợp danh. Nếu tách ko biết bao nhiêu tài sản để mà tách cho rõ, phân chia trách nhiệm của công ty cũ cho thành viên hợp danh rất khó, ảnh hưởng đến chủ nợ và người liên quan.

    Họ cho hợp nhất loại hình công ty này vì: đều là vô hạn, hợp lại vs nhau vẫn là vô hạn. Chỉ là tài sản lớn hơn. Khi đấy tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp nhất, sáp nhập đều chịu trách nhiệm vô hạn với nghĩa vụ của các công ty cũ. Theo lý thuyết này thì chủ nợ, những người công ty phải thực hiện nghĩa vụ sẽ ko bị ảnh hưởng nhiều.

    Thân

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    hmtlth (13/12/2013) nhocpooh123@gmail.com (04/11/2021)
  • #302220   13/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    kajnodo92 viết:

    Sự khác nhau giữa chia, tách và sáp, hợp mà bạn hỏi chỉ là có hay ko công ty hợp danh. Đúng ko.

    Vì công ty gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Đây là các loại công ty trong cụm từ "công ty cùng loại".

    Các công ty trên căn cứ vào đâu bạn cho là loại công ty trong cụm từ "công ty cùng loại" ? Tôi đã suy nghĩ nhưng không hiểu.

    Cám ơn bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #302234   13/12/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


     

    hungmaiusa viết:

    Các công ty trên căn cứ vào đâu bạn cho là loại công ty trong cụm từ "công ty cùng loại" ? Tôi đã suy nghĩ nhưng không hiểu.

    Cám ơn bạn.

     

     

    Ý mình là:

    Công ty TNHH là 1 loại, Công ty cổ phần là 1 loại, công ty hợp danh là 1 loại.

    Chắc cách diễn đạt khiến bạn hiểu sai ý

    Sự khác nhau giữa chia, tách và sáp, hợp mà bạn hỏi chỉ là có hay ko công ty hợp danh. Đúng ko.

    Vì công ty gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Đây là các loại công ty trong cụm từ "công ty cùng loại".

     

    @ Chủ topic: Với câu hỏi thêm bạn xem khoản 2 Điều 97 Luật DN nhé

     

    Thân!!

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 13/12/2013 08:43:55 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    hmtlth (13/12/2013)
  • #302150   13/12/2013
    Được đánh dấu trả lời

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Theo Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì CTHD "phải có ít nhất 2 thành viên la chủ sở hữu chung " mà bạn. Còn nói đến chia, tách thì LDN cũng chỉ quy định CT TNHH, có nghĩa là không loại trừ công ty TNHH 1 thàn viên. Vậy nên mình nghĩ vấn đề số lượng thành viieen không phải vấn đề có liên quan trong TH này.

     
    Báo quản trị |  
  • #302151   13/12/2013

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Trong topic này mọi người cho mình tham khảo một vấn đề nữa mà mình đang thắc mắc:

    Trong điều lệ của công ty A có quy định việc họp đại hội đồng cổ đông thường niên phải được tiến hành trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, như vậy thì Hội đồng quản trị công ty A có thể xin phép cơ quan đăng ký kinh doanh cho hoãn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 5 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính không, và cơ quan đăng ký kinh doanh có thể quyết định cho hoãn trái với điều lệ công ty A không? Căn cứ vào quy định nào.

    Mình tìm trong LDN nhưng không thấy có quy định nào phù hợp để giải quyết vấn đề này, không biết nên giải quyết như thế nào nên hỏi xin mọi người giải đáp luôn

     
    Báo quản trị |  
  • #302240   13/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    hmtlth viết:

    Mọi người cho em hỏi là tại sao Luật doanh nghiệp năm 2005 lại chỉ cho phép chia (Đ 150), và tách (Đ 151) doanh nghiệp đối với công ty TNHH và CTCP còn đối với hợp nhất (Đ 152) và sáp nhập (Đ 153) doanh ngiệp thì lại chỉ quy định là "một số công ty cùng loại" nghĩa là bất kỳ hình thức doanh ngiệp nào cũng có thể hợp nhất và sáp nhập được mà không bị hạn chế như đối với chia và tách.

    Em không hiểu giữa chia, tách và hợp nhất, sáp nhập hặc giữa CTCP, CTTNHH và CTHD ở đây khác nhau như thế nào. Mong mọi người giải thích giúp em ạ! Em xin cảm ơn!

    Chào bạn hmtlth !

    Thắc mắc của bạn có thể nói đơn giản là : vì sao công ty Hợp doanh và Doanh nghiệp tư nhân không thể được chia thành một số công ty cùng loại ?

    Trước hết, theo tôi : Cty TNHH và Cty TNHH là cty cùng loại; Cty cổ phần và công ty cổ phần là công ty cùng loại; Cty Hơp doanh và Cty Hơp doanh là Cty cùng loại; Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp tư nhân là Cty cùng loại.

    Theo quy định của luật doanh nghiệp :

    Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:

    b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

    Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

    Điều 77. Công ty cổ phần

    1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

    c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    Điều 130. Công ty hợp danh

    b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

    Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân

    1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    Như vậy thì :

    Cty TNHH và Cty Cổ phần là cty “trách nhiệm hửu hạn” : “trong phạm vi số vốn cam kết góp”, “trong phạm vi số vốn điều lệ”, “trong phạm vi số vốn đã góp”.

    Cty Hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân là Cty “trách nhiệm vô hạn” : “toàn bộ tài sản của mình”.

    vì sao công ty Hợp doanh và Doanh nghiệp tư nhân không thể được chia thành một số công ty cùng loại ?

    Theo suy nghĩ chủ quan của tôi thì vấn đề là vì đó là các doanh nghiệp “trách nhiệm vô hạn”, do đó khi chia, tách thì sẽ bị một số vướng mắc.

    Ví dụ :

    Doanh nghiệp tư nhân X thuộc sở hửu của A nếu chia tách thành 2 doanh nghiệp tư nhân X1 và doanh nghiệp tư nhân X2 đều là của A thì sẽ có vướng mắc :

    Nếu trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp tư nhân X1 bị thua lỗ, thậm chí phá sản thì tài sản của A bao gồm doanh nghiệp tư nhân X2 cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí mất hết và ngược lại. Điều này chứng tỏ vốn của 2 doanh nghiệp tư nhân này không hề độc lập với nhau.

    Đối với Cty hợp doanh thì cũng tương tự như doanh nghiệp tư nhân; Điều này khiến các doanh nghiệp sau khi chia tách không đủ điều kiện là một pháp nhân.

    Luật dân sự :

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

    Suy luận cá nhân nên mong nhận được ý kiến góp ý của mọi người.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 13/12/2013 09:00:42 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hmtlth (13/12/2013)
  • #302249   13/12/2013

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Như vậy thì trên cả mặt pháp lý với thực tiễn thì các công ty sau khi được chia hoặc tách vẫn có liên quan với nhau ạ, không thể hoàn toàn độc lập được trong khi có cơ cấu tổ chức khác nhau, bộ máy quản lý khác nhau. Và sự liên quan này xuất phát từ công ty ban đầu bị chia, tách.

     
    Báo quản trị |  
  • #302256   13/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    hmtlth viết:

    Như vậy thì trên cả mặt pháp lý với thực tiễn thì các công ty sau khi được chia hoặc tách vẫn có liên quan với nhau ạ, không thể hoàn toàn độc lập được trong khi có cơ cấu tổ chức khác nhau, bộ máy quản lý khác nhau. Và sự liên quan này xuất phát từ công ty ban đầu bị chia, tách.

    Chào bạn.

    Không phải như bạn nói đâu : chỉ Cty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân bị tình trạng này (vốn sau khi chia tách không độc lập) nên luật không cho tách. Trái lại, Cty TNHH và Cty cổ phần thì sau khi tách thì vốn và bộ máy hoàn toàn độc lập.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hmtlth (13/12/2013)