Sau nhiều bất cập trong công tác tạm giữ, tạm giam, vừa qua, Quốc hội đã tiến hành soạn thảo Luật tạm giữ, tạm giam để luật hóa những quy định nhằm tạo một hành lang pháp lý cho công tác này được rõ ràng, minh bạch. Dự thảo Luật có những điểm sau:
1/ Giải thích từ ngữ:
- Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Người bị tạm giam bị quản lý tại cơ sở giam giữ bao gồm bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình.
2/ Người bị tạm giữ, tạm giam được quyền:
- Bảo đảm tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
- Bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, tư trang, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo và tài liệu khác theo quy định của Luật này;
- Được gặp thân nhân, người khác theo quy định
- Được bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, người khác bào chữa;
- Được gặp luật sư, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự
- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
3/ Những hành vi bị cấm:
- Tra tấn, dùng nhục hình và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.
- Tha trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải để người bị tạm giữ, người bị tạm giam trốn.
- Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền về tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; được trợ giúp pháp lý; khiếu nại, tố cáo; quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và của luật khác có liên quan.
- Phá hủy cơ sở giam giữ, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam.
- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam.
Xem toàn văn dự thảo tại file đính kèm: