Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<65666768697071>»
  • Xem thêm     

    02/08/2017, 07:45:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo như thông tin bạn cung cấp, em bạn đi xe máy đến ngã tư giao nhau không có vòng xuyến, thì có một người điều khiển xe máy đi phía bên phải đột nhiên dừng lại. Do nghĩ người đó bị hỏng xe nên em bạn đã đi thẳng và cùng lúc đó xe kia chạy, em bạn đã không may tông vào xe kia khiến cho người ngồi sau xe kia chết. Như vậy, chúng tôi sẽ xem xét xem việc tham gia giao thông giữa em bạn và xe máy kia, để xác định ai tham gia đúng. Theo quy định tại khoản 1 điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

    Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
    Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

    1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

    2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

    3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.”

    Người điều khiển xe máy kia do bị xe khác chạy ngang qua nên đã phải dừng lại để tránh xảy ra tai nạn, sau đó di chuyển tiếp thì bị xe máy của e gái bạn đâm vào. Và theo nguyên tắc đi đường, nhường xe khi tham gia giao thông thì xe nào vào nơi đường giao nhau trước thì xe đó được đi trước. Và kết hợp với quy định trên thì, xe máy của người kia đi phía bên tay phải của em bạn và đi vào đường giao nhau trước nên được ưu tiên là đúng. Và em bạn phải nhường đường và giảm tốc độ khi di chuyển qua đây. 

    Việc dừng xe lại của người kia nơi đường giao nhau cũng vi phạm quy định về dừng , đỗ xe nơi đường giao nhau theo quy định tại điểm e khoản 4 điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

    4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:…. 

    e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
    ….”

    Trong trường hợp này, cả hai bên đều vi phạm Luật giao thông đường bộ nhưng do em gái bạn đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên sẽ phải chịu trách nhiệm do lỗi vi phạm của mình gây ra cho người kia. Việc xác minh, điều tra lỗi của ai gây ra sẽ do cơ quan có thẩm quyền xác định và được tòa án xét xử công khai. Nếu bạn thấy có phần oan ức đối với em bạn thì bạn có thể mời luật sư hoặc gặp trực tiếp luật sư để được tư vấn  thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    03/07/2017, 08:05:28 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong vụ việc của bạn, cả hai đều có lỗi, trong quá trình hành nghề, tôi đã từng gặp những vụ án như vậy. Khi gây thương tích dưới 11% mà dùng hung khí nguy hiểm thì sẽ bị khởi tố khi bị hại có đơn yêu cầu (khi rút đơn sẽ đình chỉ vụ án). Do đó cả hai bên đều có thể bị khởi tố, Vậy nên hòa giải là cách tốt nhất bạn nhé, các bên bồi thường thiệt hại tương ứng như ngày công, tiền chăm sóc, viện phí thuốc men ... Chúc gia đình bạn bình an.

  • Xem thêm     

    03/07/2017, 07:55:55 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 112 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội hiếp dâm trẻ em được quy định cụ thể như sau:

     

    1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

     

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

     

    A) Có tính chất loạn luân;

     

    B) Làm nạn nhân có thai;

     

    C) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

     

    D) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

     

    Đ) Tái phạm nguy hiểm.

     

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

     

    A) Có tổ chức;

     

    B) Nhiều người hiếp một người;

     

    C) Phạm tội nhiều lần;

     

    D) Đối với nhiều người;

     

    Đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;

     

    E) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

     

    G) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

     

    4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

     

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Tội danh hiếp dâm trẻ em không thuộc trường hợp khởi tố phải có đơn yêu cầu bị hại (điều 105 BLHS). Do đó khi bị hại rút đơn tì không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án bạn nhé!

  • Xem thêm     

    03/07/2017, 07:45:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    bạn viết đơn tố giác tội phạm rồi gửi cơ quan công an gần nhất nhé; bạn cũng có thể đến trình báo  trực tiếp. Bạn không bị mất phí nhé. Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    03/07/2017, 07:43:42 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn viết đơn tố giác tội phạm nộp cho cơ quan công an gần nhất nhé. Bạn sẽ không phải mất phí gì đâu nhé!. Chúc bạn thành công.

  • Xem thêm     

    01/06/2017, 06:28:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    01/06/2017, 06:26:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 23 và Khoản 1 Điều 26 Bộ luật lao động 2013:

    “Điều 26. Thử việc

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

    Căn cứ theo các quy định trên, thì người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc thông báo thử việc đều phù hợp quy định pháp luật. Trong quá trình thử việc, NSDLĐ hoặc NLĐ có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

    Theo quy định trên, trong thử việc giữa bạn và người sử dụng lao động phải có thỏa thuận về mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Bên cạnh đó, căn cứ  quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2013:

    “Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Như vậy, khi thử việc thì người sử dụng và người lao động có thỏa thuận về vấn đề tiền lương. Do đó khi người lao động làm việc thì người lao động có làm việc thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả đủ tiền lương theo thỏa thuận của hai bên nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Trong trường hợp của bạn bạn đã thử việc tại công ty được một thời gian. Do đó khi bạn nghỉ việc thì người sử dụng lao động sẽ thanh toán cho bạn tiền lương trong thời gian thử việc tại đó. 

    Trong trường hợp của bạn, cách thức tốt nhất là hai bên phải trực tiếp thương lượng, đối thoại nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của nhau. Nếu hai bên không hòa giải được mà người lao động vẫn không trả lương thì có thể tố cáo tới cơ quan  quản lý lao động tại địa phương hoặc khởi kiện ra Tòa án nơi người sử dụng lao động có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    31/05/2017, 05:11:58 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn có bằng chuyên môn đại học thì bạn nghiên cứu kỹ điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/200/NĐ-CP và Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2  Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH

     

  • Xem thêm     

    31/05/2017, 03:38:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV, ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên trong đó có các các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

    “- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

    - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

    Tuy nhiên, căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về mức hưởng chế độ thai sản:

    “4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương“.

    Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà được nâng lương thường xuyên mới và sẽ được đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương mới kể từ thời điểm được nâng lương. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    31/05/2017, 11:01:57 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đề nghị bạn tham khảo Thông tư 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế (TT số 14) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) thuộc lĩnh vực y tế và Công văn số 4666/BHXH-CSXH ngày 21/11/2016 của BHXH Việt Nam hướng dẫn về mẫu, in, cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

    Các giấy tờ như Giấy ra viện, Giấy khai sinh thì bắt buộc phải là bản sao có chứng thực hoặc công chứng.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 11:51:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khái niệm công ty mẹ - công ty con chỉ mang tính chất nội bộ và thể hiện mối quan hệ về vốn góp, thành viên, cổ đông... còn về mặt pháp lý công ty mẹ - công ty con đều là những pháp nhân độc lập trước pháp luật, là những người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

    Người lao động  ký hợp đồng lao động vói công ty con thì công ty này là người sử dụng lao động và là người lao động của công ty con chứ không phải là công ty mẹ. Nói cách khác, công ty mẹ không phải là người sử dụng lao động. Vì vậy, người lao động không là của công ty mẹ nên công ty mẹ không có tư cách chấm dút công việc với người lao động. 

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 11:28:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động thì người lao động làm việc tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thôi việc (việc thôi việc này phải theo đúng quy định của pháp luật hoặc được hai bên thoả thuận) thì người sử dụng lao động làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động; Đồng thời làm thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sang nơi làm việc khác hoặc giao cho người lao động.

    Sổ bảo hiểm xã hội là loại giấy tờ được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp cho người lao động để quản lý quá trình làm việc và đóng bảo hiểm của người lao động, sổ này là căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Khi người lao động có sự thay đổi nghề nghiệp, nơi làm việc, mức lương đóng bảo hiểm xã hội thì phải ghi vào Sổ Bảo hiểm xã hội.

    Sau đó, doanh nghiệp giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động nộp cho đơn vị mới mà người lao động sẽ làm việc, đơn vị này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

    Trong trường hợp trên,chủ thể có trách nhiệm chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là công ty đã ký hợp đồng lao động với bạn và bạn phải căn cứ vào các giấy tờ tài liệu để đối chiếu với trường hợp của mình.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 10:17:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo như anh trình bày, anh ký giao kèo làm việc 18 tháng cho công ty, nếu không phải bồi thường hoàn toàn chi phí đào tạo. Theo chung tôi đây chỉ là điều khoản trong hợp đồng đào tạo.Anh chưa cung cấp cho chúng tôi chính xác hợp đồng hiện tại anh ký kết với người sử dụng lao động là hợp đồng nên chúng tôi không đánh giá được trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của anh là đúng hay trái với quy định của pháp luật.Điều 37 Luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

    “Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

    Chỉ có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nêu trên thì anh mới đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng với quy định của pháp luật, và anh sẽ không phải chi trả chi phí đào đạo.Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 10:11:34 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Xin lưu ý rằng, việc tham gia góp vốn cũng như tiến hành các hoạt động đăng ký doanh nghiệp mà bạn hỏi là một vấn đề tương đối rộng, 

    Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

    Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

    Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả.

    Trường hợp người bị tai nạn điều trị tại Bệnh viện Pháp – Việt không đăng ký khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH nên để thanh toán chi phí do BHYT chi trả thì người lao động mang chứng từ khám, chữa bệnh đến cơ quan BHXH để thanh toán trực tiếp.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 10:03:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Thông tư 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế (TT số 14) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) thuộc lĩnh vực y tế và Công văn số 4666/BHXH-CSXH ngày 21/11/2016 của BHXH Việt Nam hướng dẫn về mẫu, in, cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (GCN). Mẫu GCN được thực hiện từ ngày 01/01/2017 sẽ có hình thức như sau: Mẫu GCN là mẫu duy nhất có nội dung và hướng dẫn ghi quy định tại phụ lục số 12 ban hành kèm theo TT số 14. Trên mẫu có in số seri màu đỏ phát quang dưới ánh đèn có tia cực tím, logo BHXH Việt Nam với đường kính 50mm được in chìm bằng mực phát quang không màu, được nhìn thấy dưới ánh đèn có tia cực tím.
    Số seri được bố trí ở phía trên bên phải mẫu gồm 10 ký tự, trong đó: 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và Công văn số 628/TCTK-PPCĐ ngày 06/8/2009 của Tổng cục Thống kê về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới. Riêng mã của BHXH Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của BHXH Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98; 08 ký tự tiếp theo là số tự nhiên bắt đầu từ 00000001.
    Phôi GCN có 02 loại thống nhất theo mẫu quy định: loại dùng để in trên máy vi tính (loại GCN1) và loại dùng để viết tay (loại GCN2). Theo quy định của BHXH Việt Nam, phôi GCN do BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương in và cấp cho các cơ sở y tế trên địa bàn sử dụng trong năm 2017.
    Như vậy, giấy Hưởng chế độ bảo hiểm XH (Mẫu GCN2) bắt buộc là bản gốc là đúng
  • Xem thêm     

    30/05/2017, 09:57:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 48, 49 Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ thì trường hợp người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và chuyển đến làm việc tại từ trước ngày 1/1/1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, nay bị mất việc làm thì đơn vị mới có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho thời gian người lao động đã làm việc cho mình và trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước trước đó. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại Công ty sau ngày 1/1/1995, nay bị mất việc làm thì đơn vịy có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho thời gian người lao động làm việc cho mình.

    Đối với thời gian người lao động làm việc ở cơ quan cũ thì cơ quan cũ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại các văn bản nêu trên. Tuy nhiên, do sự việc xảy ra đã lâu, đến nay cơ quan cũ đã giải thể nên không còn pháp nhân để thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật. Thật khó cho trường hợp của bạn

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 09:41:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Thông  tư  liên  bộ  số  104/LB-QP  ngày  12/4/1965  của  Liên  Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Nội vụ thì đối tượng áp dụng, bao gồm:

    - Quân nhân tại ngũ ốm đau, bị thương; nữ quân nhân tại ngũ có thai và khi

    đẻ;

    - Quân nhân nghỉ mất sức lao động, về hưu hoặc chết;

    - Quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi

    làm nhiệm vụ.

    Theo quy định nêu trên, quân nhân chuyển ngành không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 104/LB-QP.

    Tuy nhiên, nếu quân nhân đã chuyển ngành ra ngoài Quân đội được xác định là quân nhân dự bị hoặc dân quân, tự vệ, nếu được huy động làm nhiệm vụ quân sự theo quy định mà ốm đau, bị thương hoặc chết thì thuộc đối tượng được thực hiện chế độ đãi ngộ theo quy định tại Thông tư nêu trên./.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 09:38:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật lao động năm 2012 về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động bị tạm giữ, tam giam sẽ đc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
     
    Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
     
    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”
    Và theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
     
    1.Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    ……
    d)Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này
     
    Như vậy, người lao động của công ty bạn được tạm hoãn thực hiện hợp đồng đến khi hết thời hạn bị tạm giam. Khi hết thời hạn bị tạm giam, trong vòng 15 ngày công ty bạn phải nhận người lao động lại làm việc. Trong trường hợp sau 15 ngày mà người lao động không có mặt tại công ty thì công ty bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 09:25:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, Tôi tư vấn như sau:
    Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội quy định: 
    “Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
    c) Cán bộ, công chức, viên chức;
    d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
    đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
    e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
    g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
    h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
    i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
    2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.

    Trường hợp của bạn nếu đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho bạn.
    Trong trường hợp này, công ty không đóng BHXH cho bạn, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”
    Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
    “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”. 

    Như vậy, khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
    “2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
    b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
    c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
    b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

    Như vậy, nếu công ty bạn không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
    Còn nếu trường hợp công ty bạn không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho bạn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    Để bảo vệ quyền lợi của mình khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức Công đoàn để người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bạn. Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 09:18:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 48 Luật lao động năm 2012, trợ cấp thôi việc của bạn trong trường hợp này được tính cụ thể như sau:

    Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm để tính trợ cấp thôi việc x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2

75 Trang «<65666768697071>»