Tư Vấn Của Luật Sư: Nguyễn Thanh Hà - luatsuhasblaw

Luật sư đã tư vấn:

  • Xem thêm     

    14/12/2024, 02:44:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

    "Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc"

    Nếu người để lại di sản mất không có di chúc thì chia di sản theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Những người thừa kế theo pháp luật họp mặt để lập văn bản phân chia di sản thừa kế theo Điều 656 Bộ luật dân sự 2015:

    "Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

    1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

    a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

    b) Cách thức phân chia di sản.

    2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."

    Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm quy định tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định:

    "Điều 18. Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng

    1. Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

    a) Xuất trình Thẻ tiết kiệm;

    b) Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền;

    c) Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

    2. Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.

    3. Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.

    4. Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:

    a) Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế;

    b) Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền."

    Như vậy, trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế thì không có quy định về hồ sơ mà tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan cũng như quy định của tổ chức tín dụng, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác.

    Những người thừa kế có thể liên hệ tổ chức tín dụng nơi người mất gửi tiết kiệm để được hướng dẫn chi tiết về hồ sơ yêu cầu chi trả trong trường hợp nhận thừa kế.

    Thông thường, hồ sơ sẽ bao gồm văn bản họp chia di sản thừa kế, văn bản ủy quyền trong trường hợp những người thừa kế cử một người đại diện đến ngân hàng làm thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ tùy thân và các văn bản chứng minh quan hệ thân nhân của những người thừa kế và người để lại di sản.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    14/12/2024, 02:28:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Liên quan đến vấn đề bạn đề cập, tôi có một vài thông tin cung cấp như sau:

    Thuế bảo vệ môi trường thuộc loại khai theo tháng tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Căn cứ Mục 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này thì Hồ sơ khai thuế theo tháng đối với thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

    - 01/TBVMT: Tờ khai thuế bảo vệ môi trường

    - 01-1/TBVMT: Phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với than

    - 01-2/TBVMT: Phụ lục bảng phân bổ số thuê bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu

    Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC có quy định rằng:

    “Điều 7. Khai thuế, nộp thuế.

    1. Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau:

    1.1. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.

    Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng"

    Tuy nhiên, quy định nêu trên là hướng dẫn theo Luật Quản lý thuế 2006 đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Luật Quản lý thuế 2019. Đồng thời khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng có quy định “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

    => Trường hợp này Thông tư 152/2011/TT-BTCNghị định 126/2020/NĐ-CP cùng quy định về hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường thì sẽ áp dụng Nghị định là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Theo đó, hiện hành sẽ không áp dụng quy định “Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng.”

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    06/12/2024, 02:26:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp...nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhưng trường hợp được pháp luật cho phép miễn hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Trong đó, có đề cập đến trường hợp công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (Điểm g khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015).

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn, ban đầu bạn theo học tại trường đại học Sư phạm TPHCM sau đó chuyển sang học tại trường đại học Đà Lạt. Nếu trước đó trong khoản thời gian theo học tại trường đại học sư phạm TPHCM bạn chưa thực hiện việc xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì khi chuyển sang học tại trường đại học Đà Lạt bạn có thể xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để tiếp tục việc học tại trường. Tuy nhiên, nếu trước đó khi theo học tại trường đại học sư phạm TPHCM bạn đã xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự rồi thì khi chuyển sang theo học tại trường đại học Đà Lạt bạn không thể xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nữa. Việc xác định đang học được căn cứ vào một khóa đào tạo (trường hợp này là học chương trình đại học của một trường). Bạn cần liên hệ với Ban chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện để được trao đổi cụ thể hơn. 

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    06/12/2024, 08:59:01 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Hiện nay, tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định đăng ký cấp, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế như sau:

    1. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

    - Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp;

    - Có ít nhất một nhân viên đại lý thuế có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

    2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm:

    - Đơn đăng ký cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo Mẫu 2.6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp (bản scan);

    - Chứng chỉ kế toán viên của cá nhân làm việc tại doanh nghiệp (nếu đăng ký làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ) (bản scan);

    - Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với cá nhân có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, chứng chỉ kế toán viên (bản scan);

    Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy một trong những điều kiện doanh nghiệp xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đó chính là: Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp; Có ít nhất một nhân viên đại lý thuế có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

    Chính vì vậy, không bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật có có chứng chỉ kế toán viên. Cho nên, nếu mình là người đại diện theo pháp luật thì không bắt buộc phải có loại chứng chỉ nêu trên khi thực hiện thủ tục này.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    06/12/2024, 08:35:56 SA | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Như thông tin bạn cung cấp thì khoản tiền mà LD2 trả cho LD1 là chi phí quản lý, không phải là khoản tiền các bên góp vốn, phân chia trong quá trình hợp tác kinh doanh. Dẫn chiếu Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có nêu:

    "Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

    1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này..."

    Theo đó, khi đơn vị LD1 cung cấp dịch vụ quản lý cho LD2 và LD2 trả phí dịch vụ cho LD1 thì LD1 sẽ phải lập hóa đơn để giao cho LD2 đối với phần chi phí dịch vụ quản lý đó.

    Khoản phí có xuất hóa đơn này sẽ tách biệt với giá trị mà LD1 xuất hóa đơn cho chủ đầu tư do nội dung xuất cho chủ đầu tư là giá trị hàng hóa, dịch vụ mà các bên liên danh cung cấp cho chủ đầu tư mà thôi, không liên quan gì phí dịch vụ quản lý cả.

    Thông tin gửi đến bạn!

  • Xem thêm     

    30/11/2024, 02:57:56 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn,

    Tại Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: 

    "Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

    ...

    Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước

    1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

    a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

    b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

    a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:

    a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

    Căn cứ theo định nghĩa tại các quy định trên thì đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ dựa theo việc có Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ (từ 50% trở lên). Mà khái niệm Doanh nghiệp nhà nước chỉ là khái niệm chỉ vốn của doanh nghiệp đó như thế nào mà thôi chứ không phải doanh nghiệp nhà nước chính là nhà nước, đây là 2 khái niệm khác nhau. Vì vậy, vốn của công ty bạn không phải là vốn của nhà nước mà chỉ là vốn của doanh nghiệp nhà nước thì công ty bạn KHÔNG được xem là doanh nghiệp nhà nước.

    Tương tự, đối với vấn đề thứ 2, tại Luật ngân sách nhà nước 2015 có nêu:

    "Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước."

    Theo đó, nguồn vốn mà công ty anh có là nguồn vốn đầu tư được công ty mẹ là công ty nhà nước chuyển để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, KHÔNG phải vốn từ nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nên không xem là sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    19/11/2024, 03:47:15 CH | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Về vấn đề của bạn, tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có nêu như sau:

    "Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

    1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này..."

    Theo đó, về nguyên tắc thì bên liên danh 1 phải lập hóa đơn cấp cho liên danh 2 khi mà liên danh 1 nhận tiền trong các trường hợp nêu trên.

    Quay lại trường hợp của đơn vị thì không rõ việc liên danh 2 trả 2,5% giá trị thực hiện khi liên danh 1 xuất hóa đơn với chủ đầu tư thì khoản tiền này là khoản tiền gì? Nếu chỉ đơn thuần là tiền phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không có căn cứ, cơ sở để xuất hóa đơn.

    Quy định hiện hành cũng chỉ nêu đơn thuần theo Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

    "Điều 5. Doanh thu

    ...

    3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:

    ...

    n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:

    - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.

    - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.

    - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.

    - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh."

    Thông tin trao đổi cùng bạn! 

  • Xem thêm     

    15/11/2024, 07:15:04 CH | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Đối với nhân viên giao hàng bằng xe máy ở các đơn shopee express để xác định đối tượng này có cần đóng thuế hay không và chính sách BHXH; BHYT như thế nào? Thì trước hết bạn cần phải xác định được loại hợp đồng mà nhân viên này giao kết với đơn vị shopee express là loại hợp đồng nào? Chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp để bạn tham khảo như sau

    Trường hợp 1:

    Giả sử những nhân viên này giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì phải đóng thuế TNCN từ tiền lương tiền công theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Nếu sau khi giảm trừ gia cảnh và giảm trừ người phụ thuộc mà tiền lương chưa đến mức khấu trừ thuế thì sẽ không phải nộp tiền thuế TNCN. Đối với các đối tượng này đơn vị shopee express sẽ phải đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm y tế cho họ. Trừ trường hợp nhân sự này có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

    Trường hợp 2:

    Giả sử nhân viên này giao kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có thu nhập có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì đơn vị shopee express có trách nhiệm khấu trừ 10% thuế TNCN cho người này (trừ trường hợp đủ điều kiện làm cam kết tạm không khấu trừ thuế thì sẽ không khấu trừ khi trả thu nhập). Trường hợp này người lao động vẫn sẽ được đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc (trừ hợp hợp đồng lao động dưới 1 tháng) và không đóng BHYT.

    Đối với hai trường hợp nêu trên để được hoàn thuế TNCN thì đối tượng này phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

    - Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

    - Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp 3:

    Giả sử nhân viên này giao kết hợp đồng là loại hợp đồng dịch vụ thì không tham gia BHXH bắt buộc cũng như không tham gia BHYT. Đơn vị shopee express có trách nhiệm khấu trừ 10% thuế TNCN nếu có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên. Đối với trường hợp giao kết hợp đồng dịch vụ này thì không tính hoàn thuế

    Vì thông tin bạn đưa ra còn hạn chế nên tôi chỉ có thể đưa ra một số trường hợp nêu trên cho bạn tham khảo.

    Các căn cứ pháp lý tham khảo:

    - Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

    - Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

    - Điều 7; Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC

    - Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

    - Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

    - Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    13/11/2024, 05:06:10 CH | Trong chuyên mục Lao động

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, 

    Trước hết, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến luật sư, với nội dung trên Luật Sư xin tư vấn cho bạn như sau:

    1/ Về nội dung sa thải

    Tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

    2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

    3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

    4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    2/ Về nội dung quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    Tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

    - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

    - Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

    Như vậy, có thể thấy việc nhân viên vi phạm kỷ luật mà muốn chấm dứt hợp đồng, cho thôi việc với họ thì công ty cần phải căn cứ vào các trường hợp nêu trên (tức là phải chỉ rõ nhân sự này có một trong các hành vi vi phạm để bị sa thải hay thuộc vào một trong những trường hợp công ty được quyền chấm dứt với bạn nêu trên hay không).

    TH1: Giả sử nhân viên này thuộc trường hợp mà công ty được quyền sa thải, thì lúc này áp dụng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cụ thể:

    Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm của người lao động

    + Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

    + Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

    Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động

    Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện:

    Trước khi họp xử lý kỷ luật: Thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

    + Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:

    Cuộc họp diễn ra khi có mặt đầy đủ các thành phần hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.

    + Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự. Nếu có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

    Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

    Trong thời hiệu được quy định, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.

    Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

    Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật

    Quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    TH2: Giả sử nhân viên này thuộc trường hợp mà công ty được quyền chấm dứt hợp đồng lao đông thì thủ tục thực hiện như sau:

    Bước 1: Xác định căn cứ pháp lý để chấm dứt hợp đồng

    Công ty cần căn cứ quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019, lưu giữ bằng chứng để có thể thực hiện quyền này đối với người lao động.

    Bước 2: Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

    Công ty phải thông báo cho nhân viên trước một khoảng thời gian nhất định theo loại hợp đồng lao động:

    Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên.

    Ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng dưới 12 tháng.

    Lưu ý: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động 2019 và trường hợp Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì không cần phải thông báo.

    Bước 3: Ra quyết định chấm dứt hợp đồng

    Sau khi hết thời hạn thông báo, công ty lập quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên. Quyết định này nêu rõ lý do chấm dứt, ngày có hiệu lực và các quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên.

    Bước 4: Thực hiện các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng

    Thanh toán các khoản lương, trợ cấp và quyền lợi khác cho nhân viên trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

  • Xem thêm     

    06/11/2024, 11:32:10 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn,

    Rất tiếc khi nghe thông tin về trường hợp của bạn! 

    Trong trường hợp bị lừa đảo, bạn nên nhanh chóng trình báo vụ việc đến các cơ quan công an nơi gần nhất (có thể là Công an phường hoặc quận/huyện căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC được sửa đổi bởi Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC) để có cơ hội thu hồi lại tiền.

    Khi trình báo, bạn nên mang theo các tài liệu và bằng chứng liên quan, như: 

    - Biên lai chuyển khoản hoặc sao kê tài khoản ngân hàng;

    - Các tin nhắn, email hoặc đoạn hội thoại liên quan đến giao dịch,...

    - Thông tin về cá nhân hoặc tổ chức đã lừa đảo (nếu có).

    Việc có thu hồi tiền được hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng truy tìm kẻ lừa đảo, sự hợp tác của các ngân hàng, nền tảng thanh toán,... Nếu vụ việc được xử lý kịp thời và có đủ chứng cứ thì có khả năng cơ quan chức năng có thể phong tỏa tài khoản và thu hồi số tiền nói trên.

    Việc trình báo sớm và đầy đủ thông tin sẽ giúp tăng khả năng truy vết và thu hồi tài sản. 

    Chúc bạn sớm lấy lại được số tiền trên!