Tư Vấn Của Luật Sư: LS Nguyễn Lượng - lsnguyenluong

5 Trang 12345>
  • Xem thêm     

    01/08/2017, 01:19:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Nếu có thể được thì bạn liên hệ với chủ căn hộ đó hoặc đến cơ quan có thẩm quyền để xin một bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của căn hộ đó cho chồng bạn xem ai là chủ sở hữu đích thực của căn hộ đó và giải thích lại cho anh ấy là ngày trước đã bán suất mua căn hộ đó cho người khác để lấy tiền nuôi con.

    Nếu chồng bạn vẫn không hiểu thì cứ để cho anh ấy kiện ra Tòa đòi chia. Nghĩa vụ của anh ấy phải chứng minh với Tòa là căn hộ đó thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Tòa sẽ yêu cầu anh ấy cung cấp giấy tờ chứng minh, ví dụ như giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ đó mang tên vợ, chông bạn). Nếu anh ấy không chứng minh được đó là tài sản chung vợ chồng thì anh ấy phải chịu án phí theo quy định.

  • Xem thêm     

    23/08/2016, 10:19:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Theo khoản 1 Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và khoản 2 Điều 32 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ tịch thì con có quyền nhận cha, mẹ. Vấn đề mấu chốt trong trường hợp xác nhận cha, mẹ cho con là có tranh chấp hay không có tranh chấp. 

    - Nếu không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ cho con thì UBND xã, phường, thị trấn(UBND cấp xã) có thẩm quyền thụ lý, xem xét giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ cho con theo quy định tại Điều 33 và Điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

    Nếu có tranh chấp phát sinh trong việc nhận cha, mẹ cho con thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án

     

  • Xem thêm     

    08/03/2016, 02:34:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Bạn có thể làm đơn xin ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh nơi vợ bạn cư trú trước khi đi lao động nước ngoài để được giải quyết theo quy định.

  • Xem thêm     

    17/11/2015, 08:54:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Bạn nêu ông bà bạn đã qua đời 10 năm nhưng không nói rõ chính xác ngày tháng ông, bà bạn qua đời và ngày tháng 3 người cô của bạn nộp đơn  khởi kiện ra Tòa nên cũng không khẳng định được 3 người cô của bạn còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế hay không vì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của 3 người cô bạn là 10 năm kể từ ngày ông bà bạn mất theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2005 về Thời hiệu thừa kế: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế".

  • Xem thêm     

    29/10/2015, 04:30:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Khi ông nội bạn lập di chúc thì không cần có mặt, đồng ý hay chữ ký của các người con.

    Còn việc xem xét di chúc đó có hợp pháp không, có hiệu lực không, hiệu lực toàn bộ hay một phần thì phải xem di chúc cụ thể.

    Một trong những người con không được chia thừa kế theo di chúc có thể khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế nếu cho rằng di chúc đó không hợp pháp, không có hiệu lực hoặc chỉ có hiệu lực một phần.

    Một vụ án thừa kế thường rất phức tạp, nếu Tòa án xác định di chúc không có hiệu lực thì sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật, nếu chỉ có hiệu lực một phần thì những phần khác sẽ chia theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    15/10/2015, 11:13:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Khi giải quyết ly hôn của vợ chồng bạn thì Tòa án sẽ tiến hành định giá căn hộ 15m2 của vợ chồng bạn (trị giá bao nhiêu tiền).

    Do căn hộ quá nhỏ không ngăn đôi được nên nếu Tòa án xử cho ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định nếu ai nhận toàn bộ căn hộ thì phải trả 1/2 số tiền trị giá căn hộ đó cho người kia.

  • Xem thêm     

    18/08/2015, 09:48:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Theo tôi thì việc 2 bạn cưới nhau sẽ không ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp của anh trai người yêu của bạn, trừ khi chính cô người yêu của bạn là công an thì khi kết hôn mới phải xét lý lịch 3 đời như bạn đã biết.

  • Xem thêm     

    12/06/2015, 08:52:38 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Tòa án chỉ cho chồng bạn ly hôn nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được"

  • Xem thêm     

    11/06/2015, 03:41:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Con cái là của chung vợ chồng, dù không trực tiếp nuôi dưỡng thì phía bên kia vẫn có quyền và bổn phận chu cấp và thăm nom con chứ không thể đoạn tuyệt cạn tình được. Vì vậy, nếu người mẹ muốn sau này toàn quyền nuôi con thì chỉ có cách là bảo người cha làm đơn từ bỏ quyền nuôi con.

  • Xem thêm     

    10/06/2015, 08:55:36 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    bạn nêu lại đầy đủ câu hỏi của mình thì mới tư vấn được.

  • Xem thêm     

    08/06/2015, 08:10:21 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Nếu bố bạn và vợ cả chưa làm thủ tục ly hôn thì hôn nhân giữa bố bạn và mẹ bạn không hợp pháp. Do đó, bố bạn không có quyền gì trong khối tài sản do mẹ bạn đứng tên trừ trường hợp bố bạn có chứng cứ chứng minh bố bạn đã góp tiền hoặc góp công sức để mua nhà đất đó và bố bạn sẽ được hưởng phần tài sản tương đương với đóng góp của mình như lần trước đã nêu với bạn.

  • Xem thêm     

    01/06/2015, 03:01:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Bạn nêu: "Bố tôi cưới vợ lớn và có 3 người con chung, nhưng sau đó ông bỏ và đi theo vợ bé (mẹ tôi) có 3 người con chung, đến nay đã 30 năm bố vẫn qua lại hai nhà" - bạn cần làm rõ 2 vấn đề sau:

    - Bố bạn và người vợ cả đã chính thức ly hôn chưa? ly hôn trước hay sau ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực)?

    - Bố bạn và mẹ đẻ bạn sống chung với nhau từ khi nào? trước hay sau ngày 03/01/1987?

    Sau khi bạn đã làm rõ 2 vấn đề trên thì bạn đối chiếu xem gia đình mình thuộc trường hợp nào sau đây:

    - Nếu bố bạn và người vợ cả ly hôn chính thức sau ngày 03/1/1987 hoặc bố mẹ bạn sống chung sau ngày 03/1/1987 mà không có đăng ký kết hôn thì không được coi là hôn nhân thực tế theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 35/200/NQ-HĐTP. Do vậy tài sản nhà đất do mẹ bạn đứng tên sẽ là của riêng mẹ bạn và bố bạn không có quyền đòi chia hay bán đi một phần,  trừ trường hợp bố bạn có chứng cứ chứng minh bố bạn đã góp tiền hoặc góp công sức để mua nhà đất đó và bố bạn sẽ được hưởng phần tài sản tương đương với đóng góp của mình.

    - Nếu bố bạn và người vợ cả đã ly hôn trước ngày 03/1/1987 và bố bạn sống chung với mẹ bạn trước ngày 03/1/1987 thì hôn nhân giữa bố bạn và mẹ bạn được coi là hôn nhân thực tế theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-HĐTP. Và trường hợp này thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn sẽ là tài sản chung, không phụ thuộc giấy tờ nhà đất đứng tên mình mẹ bạn và về nguyên tắc bố bạn sẽ được hưởng 1/2 số tài sản đó, trừ trường hợp mẹ bạn có chứng cứ chứng minh nhà đất đó là do mẹ bạn được tặng cho riêng, thừa kế riêng.

  • Xem thêm     

    18/05/2015, 02:56:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Chắc bạn biết ngành công an xét lý lịch 3 đời khi kết hôn, cô ấy có thể làm thủ tục không theo đạo nữa nhưng còn bố mẹ, bà cô ấy. Do vậy, việc kết hôn của các bạn theo tôi là rất khó.

    Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn có thể hỏi trực tiếp thầy, cô giáo nào có kinh nghiệm trong trường bạn (bí thư chi bộ chẳng hạn) về vấn đề này.

  • Xem thêm     

    18/04/2015, 10:35:21 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Trường hợp bạn tieuphong070 hỏi do vợ chưa đủ tuổi kết hôn nên chắc chắn họ cũng sẽ chưa có giấy đăng ký kết hôn. Họ chưa có giấy đăng ký kết hôn thì phần ghi tên cha trong giấy khai sinh để trống.

    Sau này vợ chồng làm thủ tục đăng ký kết hôn thì mang bản chính giấy đăng ký kết hôn đó đến cán bộ hộ tịch xem xét để ghi tên người cha còn trống vào sổ đăng ký khai sinh và cấp lại bản mới giấy khai sinh cho cháu.

  • Xem thêm     

    13/04/2015, 01:15:54 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Khi vào bệnh viện thì không bệnh nhân nào phải xuất trình chứng minh thư, trừ trường hợp những người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nên bạn cứ an tâm vào viện sinh cháu mà không phải lo lắng vì mình chưa có giấy chứng minh.

    Trẻ em có quyền được khai sinh mà không phụ thuộc mẹ cháu có đủ tuổi kết hôn hay chưa và đã đăng ký kết hôn hay chưa theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: "Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch". Do vậy, sau khi sinh em bé thì bạn hoặc nhờ người thân đi làm giấy khai sinh cho cháu theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch như sau:

    “1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

    Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

    Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

    2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

    3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh »

     

  • Xem thêm     

    11/04/2015, 10:11:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Theo tôi được biết ngành kiểm sát không xét lý lịch 3 đời khi kết hôn giống như ngành công an nên không có gì vướng mắc khi hai bạn kết hôn với nhau.

    Nếu bạn kết nạp Đảng thì thẩm tra lý lịch của người vào Đảng quy định tại mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 05/01/2012 của Ban BÍ thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng: 

    "a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

    Người vào Đảng.

    Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

    b) Nội dung thẩm tra

    Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

    Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."

  • Xem thêm     

    06/04/2015, 10:05:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Nếu đúng như bạn trình bày thì hai bạn sẽ kết hôn được với nhau. Tuy nhiên, ngành công an xét lý lịch 3 đời rất kỹ lưỡng nên bạn có thể nói với người yêu xin ý kiến cơ quan về vấn đề này, sau đó quyết định.

     

  • Xem thêm     

    04/04/2015, 10:39:28 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Căn cứ Tòa cho ly hôn như đã nêu là: "hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được". Nếu bạn đã ly thân thì hàng xóm cũng biết quan hệ giữa các bạn không còn tốt, đời sống gia đình không hạnh phúc, tình trạng hôn nhân trầm trọng thể hiện qua các chứng cứ bạn cung cấp có thể là những cuộc ghi âm, ghi hình nói chuyện xung khắc giữa 2 bạn...

    Tiếp theo, nếu bạn đã ly thân rồi thì bạn gửi đơn xin ly hôn đến Tòa...

  • Xem thêm     

    03/04/2015, 04:31:15 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Bạn nộp đơn thì Tòa sẽ thụ lý giải quyết vụ việc, còn chấp nhận yêu cầu của bạn hay không thì Tòa sẽ xem xét nhiều vấn đề để đảm bảo tốt nhất cho cháu bé.

    Khi bạn nộp đơn đến Tòa thì Tòa sẽ triệu tập bạn đến làm việc, Khi gặp gỡ và làm việc với thẩm phán phụ trách vụ việc thì bạn cũng nêu rõ nguyện vọng cũng như hoàn cảnh cháu bé còn nhỏ mà phải sống xa cả cha lẫn mẹ như vậy để anh/chị thẩm phán đó hiểu, không phải bạn muốn giành giật nuôi con mà chỉ muốn con được sống trong điều kiện tốt nhất, ít nhất về tình cảm không được sống gần mẹ thì cũng được gần bố....Nếu anh/chị thẩm phán đó đồng cảm và chia sẻ với bạn thì họ sẽ dễ quyết định cho bạn được quyền nuôi cháu hơn  (ông bà nội, ngoại không được quyền nuôi cháu nếu bố hoặc mẹ cháu có đủ điều kiện nuôi con)

  • Xem thêm     

    03/04/2015, 01:58:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Người chồng trước có phải là cha đứa bé đâu mà ghi tên người chồng trước là cha đứa bé trong giấy khai sinh. Hơn nữa, khi đi đăng ký khai sinh cho con mà muốn ghi tên đầy đủ cả cha và mẹ thì phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính, ly hôn rồi thì không còn giấy đăng ký kết hôn bản chính nữa.

     

     

     

     

5 Trang 12345>