Tư Vấn Của Luật Sư: Ls. Cao Sỹ Nghị - LS_CaoSyNghi

33 Trang <123456>»
  • Xem thêm     

    02/10/2020, 10:00:01 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Bản án ly hôn, phần thi hành án về quyền trực tiếp nuôi dưỡng chỉ là giao đứa bé nếu không có nội dung cấp dưỡng. Vì vậy khi tình hình nuôi dưỡng đứa bé phát thay đổi nhiều so với trước khi tòa xử vụ ly hôn thì bạn có thể cân nhắc gửi yêu cầu của mình đến tòa để xem xét, giải quyết.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/09/2020, 09:37:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn, 

    - Hạn chế về ly hôn khi con còn dưới 12 tháng tuổi chỉ áp dụng đối với người chồng nên người vợ vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

    - Về nguyên tắc Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    - Sổ hộ khẩu không phải là chứng cứ buộc phải có khi ly hôn. 

    - Khi bạn có yêu cầu đơn phương ly hôn thì không cần chồng ký đơn.

    - Bạn nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn (ở Tòa án có mẫu đơn) kèm theo văn bản, tài liệu (bản sao) gồm giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, địa chỉ cư trú của chồng, CMND của bạn,...là tòa án có cơ sở để thụ lý giải quyết.

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    30/09/2020, 09:27:34 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Mời bạn tham khảo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như trích dẫn dưới đây:

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/09/2020, 10:25:20 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Một số phương án bạn có thể cân nhắc là: bạn thông báo địa chỉ mới và đề nghị tòa án tống đạt theo địa chỉ mới này hoặc đề nghị được nhận trực tiếp các văn bản tống đạt của tòa án tại trụ sở tòa.  

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    17/09/2020, 10:18:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Sổ đỏ cấp năm 2011 mà năm 2015 mới ly hôn thì được hiểu là sổ đỏ cấp trong thời kỳ hôn nhân. Sổ đỏ được cấp là nhà nước công nhận quyền sở hữu hợp pháp của những người đứng tên trong sổ đỏ sau khi chính quyền đã thực hiện các thủ tục pháp luật quy định khi quyết định cấp sổ đỏ. Bạn cho rằng sổ đỏ cấp sai thì cần có những chứng cứ cụ thể trong hồ sơ xin cấp và phê duyệt cấp sổ đỏ, trên cơ sở đó mới có cơ sở chắc chắn để biết mức độ sai sót và khả năng hủy sổ đỏ.

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    01/09/2020, 02:59:54 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    - Một hay 2 người đứng tên sổ hồng là tùy theo quyết định của các bạn vì pháp luật không cấm nhiều hơn 1 người cùng đứng tên sở hữu.

    - Thông thường mua trả góp đến kỳ thanh toán cuối cùng thì mới được chủ đầu tư hoàn thành thủ tục sổ đỏ, khi đó có thể rơi vào thời điểm bạn đã lập gia đình rồi. Ngoài ra, thực tế nhiều trường hợp 1 người đứng tên bất động sản trước khi kết hôn nhưng sau này lập gia đình thì tổ chức công chứng và kể cả chính quyền thường yêu cầu xác định rõ ràng. Để thuận tiện, bạn nói với người bạn đời viết giấy xác nhận rằng đó là tài sản riêng của người kia.  

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 09:38:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Miếng đất đó đã được để lại cho bạn thì nó luôn là của bạn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    10/08/2020, 09:42:45 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn Cách hiểu như bạn là có cơ sở và mẹ bạn có quyền di chúc lại cho bạn tài sản của mình. Trân trọng!
  • Xem thêm     

    07/08/2020, 08:49:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Bố bạn mất không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (trong đó có các con) có quyền ngang nhau đối với di sản bố bạn để lại. Vì vậy họ có quyền tranh chấp hoặc yêu cầu được chi phần di sản.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/07/2020, 09:05:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Người ta không đến ký văn bản thì không biết ý kiến người ta thế nào, như vậy những người khác không có cơ sở để thể hiện ý chí thay người đó trừ trường hợp được ủy quyền.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/07/2020, 03:10:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Căn cứ theo quy định pháp luật thì người chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bà bạn nên nếu hàng thừa kế này không còn ai thì người chồng là người thừa kế toàn bộ di sản, vì vậy con của người chồng về nhận thừa kế là phù hợp với pháp luật. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/06/2020, 07:29:46 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Tài sản bạn nêu là tài sản riêng của chồng bạn nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha mẹ, vợ, các con của chồng) đều có quyền thừa kế như nhau, trừ trường hợp chồng bạn có di chúc để lại. Như vậy bạ muốn đứng tên sổ đỏ thì phải được các đồng thừa kế khác đồng ý. Trường hợp bạn muốn đứng tên phần chia di sản của mình thì đề nghị mọi người cùng chia. Về thủ tục: các đồng thừa kế cùng ký văn bản thỏa thuận chia thừa kế tại tổ chức công chứng, trên cơ sở đó để làm thủ tục cấp sổ đỏ tại ủy ban. Nếu các bên không thống nhất được việc chia di sản thì mỗi người đều có quyền yêu cầu tòa án phân chia.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/06/2020, 01:52:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn.

    - Gia tài của cha mẹ bạn được coi là tài sản chung của 2 người. Người nào muốn xác định tài sản riêng thì phải chứng minh. Tài sản chung thì cả 2 người có quyền quyết định ngang nhau.

    - Nếu tranh chấp giữa cha mẹ bạn thì đó là quan hệ riêng của 2 người, trừ khi có người khác tham gia với tư cách người liên quan, ví dụ các con có công sức đóng góp vào giá trị tài sản cha mẹ thì được quyền yêu cầu chia phần đóng góp của mình.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/05/2020, 09:27:33 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Tôi gửi bạn một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình như dưới đây và tin rằng các nội dung này trả lời trực tiếp vướng mắc của bạn:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

     

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    25/05/2020, 02:14:18 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Một trong những cách đơn giản nhất và nhiều người áp dụng là vợ bạn ký văn bản xác nhận tài sản riêng của chồng. Cũng có cách khác là khi cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản (nhà ở) thì đề nghị chính quyền ghi đất của riêng bạn, nhà ở của vợ chồng.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    25/05/2020, 02:06:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn là quyền luật định của vợ chồng nên mẹ bạn có quyền này bất kể người nào ngoại tình và có ngoại tình hay không. Mẹ bạn cũng có quyền đòi chia tài sản và pháp luật quy định tài sản nào tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của cả vợ chồng, vợ (hoặc chồng) cho rằng tài sản nào đó là của riêng mình thì phải chứng minh, không chứng minh được thì theo nguyên tắc chung tòa án sẽ xác định là tài sản chung.

    Các con không có quyền trong việc phân chi tài sản của bố mẹ, tuy nhiên người con nào có đóng góp vào việc hình thành hay nâng cao giá trị của tài sản nào thì có quyền yêu cầu được chia phần đóng góp này nhưng phải chứng minh.

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    15/05/2020, 12:16:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Quyền sở hữu nhà ở như trường hợp bạn nêu có hiệu lực kể từ khi giao dịch được công chứng/chứng thực, nghĩa là công chứng/chứng thực xong thì mới phát sinh quyền sở hữu trọn vẹn của bố bạn. Sạp ở chợ nếu là thuê thì cần ít nhất hợp đồng thuê của riêng mẹ bạn và xác nhận của bố bạn về vấn đề này. Sự việc bạn nêu đã thuê luật sư thì tốt nhất nên hỏi trực tiếp luật sư đó để biết cụ thể.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    15/05/2020, 09:24:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Thông tin bạn nêu cho thấy vụ việc có lẽ là khá phức tạp và hiện tương đối bất lợi cho gia đình bạn như bạn đã nhận định. Về nguyên tắc thì mẹ con bạn có quyền thừa kế di sản của bố bạn đồng thời mẹ bạn là đồng sở hữu các tài sản này. Tuy nhiên nếu việc tặng cho tài sản hoặc nhường quyền thừa kế là thực tế thì nó cũng được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, để có hướng giải quyết thỏa đáng, bạn nên nghiên cứu kỹ xem tất cả các thỏa thuận, cam kết của những người có liên quan đối với tài sản của bố bạn để lại.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/05/2020, 11:22:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Tư cách thừa kế của bà nội bạn đối với di sản của cha bạn không thế vị, nghĩa là pháp luật không quy định quyền các con của bà (cô, chú) tự nhiên được hưởng thừa kế từ bà nội phần quyền thừa kế đối với di sản của cha của bạn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    04/05/2020, 05:32:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn!

    Con riêng của bà nội hoặc ông nội đều là người có quyền hưởng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của mỗi người (bà nội hoặc ông nội) để lại. Ông nội mất thì bà nội là đồng thừa kế với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Người con riêng của bà nội không có liên quan về quyền thừa kế di sản của ông nội trừ khi chứng minh được quan hệ thừa kế này.

     

    Trân trọng! 

33 Trang <123456>»