Luật sư xho e hỏi

Chủ đề   RSS   
  • #503818 02/10/2018

    Anhhung2121988

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư xho e hỏi

    Cho e hỏi cách đây 5nam trước chị gái vợ e có giúp cho hai vợ chồng là 40.000.000đ để làm ăn nhưng bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Nhưng cách đây 2thang e sang bên nhà ngoại thì bị con rể của chị gái vợ sang ép e kya vào giấy nợ 470 triệu e ko đồng ý thì bị 2 người tát e còn đe dọa e, nên e rất hoảng và phải ký vào giấy. Giờ họ cho 30nguoi sang nhà e đe dọa bắt e trả số tiền trên. Mà bây giờ hoàn cảnh của gia đình e lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để trả cho họ vậy e xin luật sư cho e hỏi e phải giải quyết thế nào a
     
    1757 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503840   02/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp như sau:

    Về vấn đề vay tài sản:

    Tại Điều 463 BLDS 2015 có quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

    “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

    Ngoài ra, tại Điều 466 Bộ luật dân sự quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

    “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý...”

    Theo quy định trên, bạn có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã vay theo thỏa thuận mặc dù bạn đang trong tình trạng phá sản.

    Về vấn đề ép ký giấy nợ:

    Điều 170 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

    Ở đây phải xem xét xem việc bạn có vay nợ 470 triệu đồng chị gái của vợ hay không. Nếu có sự việc vay nợ 470 triệu đồng (gốc + lãi) thì đây là vấn dề dân sự bạn phải trả nợ cho chị gái vợ. Còn nếu không có sự việc vay nợ đó mà bạn lại bị đe dọa, đánh đập ép ký vào giấy vay nợ thì hành vi này có thể nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Trong trường hợp này, chị có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan điều tra tại quận, huyện nơi có  hành vi đe dọa, cưỡng ép bạn ký giấy ghi nợ. Trong trường hợp có đủ cơ sở xử lý về hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người vi phạm.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #503998   05/10/2018

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    1. Về hợp đồng vay tiền làm ăn giữa bạn và chị vợ.

    Tại Điều 466 BLDS 2015 quy định như sau:

    “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận .”

    Như vậy, việc trả nợ sẽ căn cứ vào hợp đồng vay tiền giữa bạn và chị vợ bạn. Không phụ thuộc vào bạn sử dụng số tiền bị thua lỗ, phá sản.

    1. Về việc bạn  ký hợp đồng vay 470.000.000 đồng do bạn không tự nguyện ký kết mà bị ép buộc, đe dọa nên mới ký kết. Do đó, hợp đồng này sẽ bị vô hiệu theo điều 407 BLDS 2015 quy định như sau:

    Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

    1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

    Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    1.Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    2.Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    3.Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

    Vì vậy, bạn có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền tuyên giao dịch dân sự này vô hiệu theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, theo chúng tôi nhận định việc con rể của chị vợ bạn đe dọa bạn ký kết hợp đồng vay tài sản có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 BLHS 2015 sửa đổi bồ sung 2017 cụ thể tại điều luật quy định như sau:

    1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

    Để có thể khẳng định được hành vi đe dọa của con rể của chị vợ bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Theo chúng tôi bạn gửi đơn tố cáo đến Cơ quan Công an cấp huyện để được làm sang tỏ vấn đề.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Tư vấn Hải Nguyễn và Cộng Sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

    Công ty Tư vấn Hải Nguyễn và Cộng Sự với đội ngũ Luật sư, chuyên viên uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, lao động, kinh doanh thương mại….

    Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

    Công ty Tư vấn Hải Nguyễn và Cộng Sự.

    Địa chỉ: phòng 12A, chung cư Viện chiến lược khoa học Bộ Công An, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Hotline: 0973 509 636 (Ls. Hải ) & 0989422798 (Ls. An)

     

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;