Luật sư với vai trò là nhà thương thuyết

Chủ đề   RSS   
  • #80433 21/01/2011

    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Luật sư với vai trò là nhà thương thuyết

    Trong những cuộc thương thuyết nhỏ, đôi khi chúng ta nghĩ không cần thiết phải có sự hiện diện của luật sư. Ví dụ như khi mua bán một chiếc xe cũ, người bán người mua chỉ nói chuyện về giá bán giá mua. Có thế thôi mà những trường hợp bất trắc cũng đã không ít. Nào là trường hợp xe hỏng ngay sau khi mua hoặc người mua chợt phát hiện đó là xe gian mà có khi chính người bán không biết!? Vậy phải giải quyết ra sao? Ngay trong những tiểu tiết của một việc mua bán xe như thế, sự hiện diện của những người làm luật, chấp hành luật cũng đã cần thiết.

    Thương thuyết giống như một cuộc chơi: cuộc chơi nào cũng có luật của nó, cũng có thắng thua, có phe bạn và có đối phương. Thế nhưng, bạn đừng bao giờ quên còn có một phe thứ ba cũng rất quan trọng vì họ nắm trong tay kết quả cuối cùng của cuộc chơi.

    Khi vào một cuộc chơi quốc tế, trong đó có đủ loại người, đủ loại quốc tịch, chúng ta lại có dịp làm quen với nhiều phe mới!

    Thứ nhất là phe thông dịch. Bạn có biết thông dịch viên đôi bên có thể quyết định phần thắng thua, vì họ nói thứ tiếng mà bạn không rành. Nếu họ dịch sai, là bạn “lúa” đời!

    Thứ hai là ngân hàng. Phe này cũng nắm cờ trong tay bạn ạ. Không ngân hàng là không tiền, mà không tiền thì khó làm được nhiều việc. (Sẽ đào sâu vai trò quan trọng của các ngân hàng trong một bài viết khác).

    Chưa hết, ngồi vào bàn thương thuyết bên phe đối phương còn có các nhà tư vấn, các quân sư “quạt mo”. Tôi biết có đoàn chỉ đi thương thuyết khi có thầy tướng số đi kè kè. Chuyện tưởng như đùa nhưng mà có thật, vào những lúc gay cấn, cứ trước khi phát biểu phía bên kia lại gieo quẻ dịch, thương thuyết kiểu này khá chán ngán.

    Trong số những người đảm nhận vai trò tư vấn trong đoàn đàm phán có một vị đặc biệt, đó là luật sư, người có bổn phận soi sáng cho các thành viên về luật trong nước, ngoài nước. Mỗi nước có hệ thống luật khác nhau, có tục lệ riêng, có cách xét xử đặc biệt. Luật sư là người mách cho chúng ta hành lang luật pháp ra sao.

    Thế nhưng đội phải ra đội, phe phải ra phe, từ thông dịch viên đến ngân hàng, ai ai cũng nhận phe của mình. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời thương thuyết tôi chưa bao giờ thấy luật sư của đoàn tôi thực sự nhận phe! Lúc thì họ đứng cùng phe trả lương bổng cho họ, lúc thì họ lại chỉ đứng về phe của luật pháp, mặc đôi bên đối mặt, đôi khi họ còn đứng hẳn về bên phe địch, khuyến cáo phe của chính họ còn hùng hồn hơn là địch!

    Cũng vì vậy, khi dùng dịch vụ luật sư, bạn nên cẩn thận!

    Trong những cuộc thương thuyết nhỏ, đôi khi chúng ta nghĩ không cần thiết phải có sự hiện diện của luật sư. Ví dụ như khi mua bán một chiếc xe cũ, người bán người mua chỉ nói chuyện về giá bán giá mua. Có thế thôi mà những trường hợp bất trắc cũng đã không ít. Nào là trường hợp xe hỏng ngay sau khi mua hoặc người mua chợt phát hiện đó là xe gian mà có khi chính người bán không biết!? Vậy phải giải quyết ra sao? Ngay trong những tiểu tiết của một việc mua bán xe như thế, sự hiện diện của những người làm luật, chấp hành luật cũng đã cần thiết.

    Hãy thử hình dung nếu là người mua một nhà máy sản xuất nước lọc thì bạn sẽ chịu những trách nhiệm gì, bạn sẽ thương thuyết hợp đồng như thế nào? Liệu bạn có dự báo hết được tất cả những bất trắc có thể xảy ra mai sau cho nhà máy? Khi tìm hiểu thêm, bạn lại được thông tin là quốc gia bán nhà máy có những đạo luật mua bán khác hẳn luật trong nước của bạn? Nếu có chuyện gì không hay xảy ra, sẽ phân bua ra sao? Áp dụng luật nước nào? Nếu bất đồng thì xét xử làm sao? Quan tòa là ai? Nếu ra tòa thì vụ xét kiện sẽ xử tại đâu, nước nào, đô thị nào?

    Vẫn biết rằng xưa kia, vào thời sơ khai, người ta xử nhau bằng vũ khí! Nhưng văn hóa ngày nay chỉ biết có một cách: ra tòa! Áp dụng luật pháp. Thi hành điều khoản đã có sự đồng ý từ trước. Và chấp hành theo tinh thần quan hệ giữa hai nước, nước bán và nước mua.

    Bạn vẫn chưa hài lòng ư? Hãy xét đến câu chuyện dưới đây.

    Vào năm 1978, lúc đó tôi là kỹ sư trưởng của một dự án tại một quốc gia Nam Mỹ. Cũng may trách nhiệm của tôi đối với dự án rất nhỏ, vì đó chỉ là một đề án nghiên cứu về tình trạng giao thông của thủ đô. Tuy nhiên, hợp đồng nói rõ là tất cả những thông tin, dữ kiện, thống kê đều do quốc gia “mua dự án” cung cấp. Sự kiện không chối cãi được là quốc gia này không tuân theo hợp đồng và cũng không cung cấp thông tin gì.

    Thế nhưng, chúng tôi không kiện được vì thứ nhất “họ” là khách hàng, thứ hai chủ tịch của “họ” lại là em ruột của vị đại tướng quốc trưởng. Do đó, chúng tôi chịu thua vì mỗi khi muốn chấp hành luật thì chỉ có phe chúng tôi, còn phe kia vắng mặt! Họ cứ đủng đỉnh, ung dung chê chúng tôi dốt nát, không hiểu mô tê gì hết. Và vì nằm ở thế luật rừng, mà trong rừng lại có thú dữ nên chúng tôi đành phải ngậm ngùi chịu trận. Rõ ràng luật kẻ mạnh nó cũng cho đặc chế!

    Trong những cuộc thương thuyết lớn, nhất là khi thương thuyết với người Mỹ hoặc người Anh, thì phe nào cũng dùng dịch vụ luật sư một cách máy móc. Tôi đã từng thương thuyết tay đôi với một kỹ sư người Mỹ về một điều khoản mua bán công nghệ về gas turbin, chỉ có hai người đàm phán mà đến năm luật sư ngồi tư vấn.

    Tại sao vậy? Thứ nhất, vì chúng tôi là công ty của Pháp, đối tác là Mỹ, nên mỗi bên đều có hai luật sư thuộc luật doanh thương của hai quốc gia. Thêm vào đó, chúng tôi đồng ý chung là nên có thêm một luật sư chuyên môn về gas turbin. Loại turbin này có thể gãy cánh quạt, uống quá nhiều gas, năng suất thấp… Vị luật sư thứ năm có nhiệm vụ làm trọng tài xem bệnh nào của turbin là bệnh thiên nhiên, bệnh nào nhân tạo. Chỉ khi nào là bệnh nhân tạo mới có trách nhiệm của loài người!

    Khi làm ăn với người Bắc Mỹ, bạn nên cẩn thận, nhất là với các luật sư.

    Thứ nhất là phí thuê họ rất đắt! Trước khi ký hợp đồng thì không sao. Nhưng lúc ký phải cân nhắc vì sau đó bạn sẽ đi vào một thế giới mà trong đó mỗi bước đi của bạn sẽ rất tốn kém. Bạn gọi điện thoại hỏi han họ, mười ngày sau sẽ nhận được hóa đơn 3.000 đô la Mỹ. Bạn gửi cho họ một lá thư bằng tiếng Việt, trước khi trả lời bạn, họ cho thông dịch viên có tuyên thệ dịch bản của bạn trước khi họ hồi âm. Mỗi trang dịch sẽ tốn ít nhất là 100 đô la Mỹ. Bạn không đồng ý ư? Họ cũng không đồng ý luôn, vì lý do chính thức họ đưa ra là những trang giấy bạn viết không có nghĩa trên mặt pháp luật!

    Thế là bạn chết rồi, vì họ đang làm luật sư của bạn, họ tước luôn vai trò quan tòa xét xử của bạn!

    Bản thân tôi đã có lần mạnh dạn đuổi cổ họ đi và bị họ kiện công ty tôi luôn, với lời dẫn chứng là chúng tôi đuổi họ khi không có chứng cứ rõ ràng, làm cho họ thiệt hại về mặt kinh doanh. Tôi mới ngã ngửa ra: họ làm việc với mình để làm kinh doanh của chính họ chứ không phải nhất nhất phục vụ khách hàng. Quyền lợi của ta chỉ có khi nào không đụng chạm đến quyền lợi của họ. Khác hẳn luật sư Pháp, nơi mà luật sư tự kiêu với vai trò thuần túy tư vấn. Tôi chỉ có một lời khuyên: hãy cân nhắc kỹ khi sử dụng dịch vụ luật sư. Đừng học lại những bài học mà tôi đã vấp phải.

    Thế rồi bạn cũng phải chú ý đến luật của quốc gia nơi bạn ngồi đàm phán.

    Nếu muốn dùng trung gian trong cuộc thương thuyết, bạn nên tránh phát biểu nếu bạn không ở Thụy Sỹ. Luật Thụy Sỹ cho phép làm kinh doanh có trung gian. Có thế bạn mới phát biểu an toàn.

    Tại Mỹ thì luật pháp cho phép lobby, tạm dịch là “vận động hành lang” . Đừng làm gì hơn thế nhé, bằng không sẽ vào tù đấy.

    Còn nếu bạn có những chiến thuật lắt léo, nửa hợp pháp nửa bất chính thì bạn nên “vào rừng” của một quốc gia chậm tiến: nơi đó nói chuyện luật rừng mới vui, mới thêm hứng khởi. Ví dụ bạn mà muốn nói chuyện chi phối giá cả, thao túng thị trường bằng những kế hoạch phản cạnh tranh thì chớ nên ngồi bàn hội nghị ở thị trường châu Âu. Vừa phải vào tù, vừa bị phạt sơ sơ cũng 100 triệu euro!

    Thế rồi nếu bạn ký hợp đồng nhìn nhận quan tòa xét xử có thể là người Ảrập, tối thiểu bạn cũng nên nhớ đọc qua văn hóa Ảrập.

    Có một cái bẫy mà những ai non tay thường vấp phải là nơi xét xử. Lấy một ví dụ điển hình là bạn đồng tình nơi này phải là thủ đô Stockholm bên Thụy Điển. Ai mà chẳng mê Thụy Điển, có dịp tháp tùng là đi ngay. Tuy nhiên, nếu vụ xét xử lại kéo dài ba năm, hay dài hơn thế nữa thì khốn: bạn có đủ sức, sự nhẫn nại để đi mỗi tháng một lần sang Thụy Điển, mỗi lần ở khách sạn 10 ngày, ăn không nước mắm, ngủ phải đắp mền dày cộm, chuyến đi nào cũng mất 13 tiếng ngồi trên máy bay?! Chớ dại đấy, bạn nhớ lời tôi dặn dò nhé: có thương thuyết hay dự thính xét xử cứ nhất thiết chọn Hà Nội hay TPHCM là tốt nhất.

    Biết trước luật pháp sẽ xét xử ra sao giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng tình bằng hữu. Luật chơi càng rõ, càng chi tiết thì lại càng ít “ăn gian”. Luật sư là một nhân vật hữu ích tùy thuộc việc chúng ta biết cách sử dụng. Trọng luật là trọng xã hội, trọng trật tự, đôi khi là tiết kiệm sự nhức đầu bể trán. Biết ngay từ đầu luật nào áp dụng, cuộc chơi quy phục như thế nào là biết đi đường dài, biết xây dựng tương lai.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    8341 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    Unjustice (22/01/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #88216   14/03/2011

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Tôi rất thấm thía khi đọc bài này từ người có kinh nghiệm thực tế. Khi bạn đang ở quốc gia nhà nước pháp quyền, luật pháp trị vì thì mọi thứ đều là luật mà luật sư là người trung gian điều phối các quy luật mà pháp luật đưa ra.

    Chúng ta cũng đang trong quá trình thay đổi phát triển, cách đây 10 năm làm gì đã có luật chứng khoán, thị trường chứng khoán nhưng giờ đây chúng ta đang đổi mới và có những bộ luật mới điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong xã hội.

    Luật pháp nghiêm minh, vai trò luật sư ngày được coi trọng là cơ hội tốt cho nghề luật sư phát triển, hy vọng tương lai đó đang đến gần hơn bao giờ hết đối với chúng ta.

    LS Nguyễn Trường Hồ

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #100158   03/05/2011

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Văn hóa ứng xử của người làm luật

    Văn hóa ứng xử của người làm luật

    Cần xây dựng đội ngũ người làm luật như thế nào để, khi tiếp cận với các điều luật, người ta không phải thấy loáng thoáng đằng sau đó bóng dáng của những phần tử cơ hội, mang tính cách nhỏ nhen, làm luật theo cung cách của người đi giăng bẫy để triệt hạ đồng loại. Thay vào đó, phải là hình ảnh những con người thanh lịch, thông thái, đầy quyền uy nhưng cũng rất bao dung, rộng lượng , đảm nhận vai trò dẫn đường cho toàn xã hội trong công cuộc kiến tạo trật tự và công bằng.

     

    Điều luật gây dị ứng

    Có một điều luật mà, mỗi khi đọc, tôi luôn có cảm giác băn khoăn và hụt hẫng, dù nhiều năm đã trôi qua: Điều 87 của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000. Chính xác hơn, có một đoạn trong điều luật tạo ra cảm giác không dễ chịu này: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn, Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng…”.

    Băn khoăn, vì không thể hiểu tại sao người làm luật lại buộc thẩm phán chọn một cách ứng xử rất đặc thù, nếu không muốn nói là chẳng giống ai. Đáng lý ra, trước một đơn kiện của công dân, người được giao nhiệm vụ bảo đảm công lý trong xã hội có tổ chức chỉ có quyền lựa chọn giữa hai phương án: Hoặc tiếp nhận, nghĩa là thụ lý, và giải quyết; hoặc không tiếp nhận, nghĩa là trả đơn mà không thụ lý.

    Đơn kiện được tiếp nhận một khi sự việc có tính chất pháp lý và nhất là thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, như trong các trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tư nhân tài sản hoặc kiện đòi hỏi hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tùy theo chất lượng của chứng cứ và lý lẽ mà các bên đưa ra, thẩm phán chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu.

    Trái lại, đơn kiện không được tiếp nhận một khi sự việc không thuộc thẩm quyền của tòa án. Có thể vì đó là việc thuộc quyền giải thích của một cơ quan nhà nước khác, như trường hợp người dân than phiền về thái độ phục vụ của một công chức. Cũng có thể vì đó là việc hoàn toàn không có tính pháp lý, như trường hợp một người kiện một người khác về hành vi…phụ tình, bạc bẽo.

    Hụt hẫng, bởi, cứ đặt mình ở vị trí của đương sự trong vụ án, người ta sẽ thực sự ngơ ngác trước việc nhận lại một quyết định của tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng, sau khi nộp một lá đơn xin ly hôn. Rõ ràng, trong trường hợp này, có gì đó hơi thô thiển, trong thái độ xử sự mà cơ quan công quyền dành cho người dân thường.

    Song, không thể trách thẩm phán hoặc thư ký tòa án trực tiếp trao cho đương sự quyết định lạnh lung, vô cảm đó: Họ chỉ làm những gì pháp luật đòi hỏi. Ở đây, chính quy tắc pháp lý cụ thể có vấn đề về tích thích hợp của cách ứng xử được người làm luật xác định trong tình huống dự kiến.

     

    Sự phũ phàng dành riêng cho người nghèo và ít học

         Đằng sau điều luật có thể là một câu chuyện dài…đến hơn nửa thế kỷ: Chuyện về những nỗ lực của Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống các tàn dư của các tập tục hôn nhân phong kiến, cũng như các hệ thống nghi thức kết hôn gọi là phi thế tục.

         Ngay từ cuối những năm 1950, nhà làm luật đã khẳng định rằng muốn được Nhà nước, xã hội thừa nhận là vợ chồng, thì các cặp chung sống phải đăng ký kết hôn; rằng mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Có lẽ, cứ nói mãi mà vẫn thấy nhiều người tiếp tục coi trọng các lễ cưới theo tập tục, tín ngưỡng hơn là lễ đăng ký kết hôn trước nhà chức trách, nên cuối cùng, người làm luật mới giáng xuống quy tắc ấy. Có thể coi đó như một kiểu trừng phạt đối với những ai không biết tôn trọng công sức và tiền bạc Nhà nước bỏ ra để xây dựng, hoàn thiện định chế hộ tịch, trong khuôn khổ thiết lập, củng cố trật tự xã hội.

        Vấn đề là: Chắc chắn, những người có sự hiểu biết nhất định về luật sẽ nhận ra được tính chất phi pháp lý của quan hệ giữa hai người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: Muốn chấm dứt quan hệ, người ta chỉ cần chia tay, đường ai nấy đi, chứ chẳng tội gì mà phải lôi nhau ra tòa án, để nhận một quyết định đầy lạnh lẽo ấy. Vậy cũng có nghĩa rằng người đi nộp đơn trong tình huống dự kiến của điều luật thường là những người ít học và, một cách logic,  phải là những người nghèo, người lao động.

       Không chỉ ngỡ ngàng và có thể phải cắn răng hứng chịu nỗi bực dọc của người cầm cây nẩy mực, những người trong cuộc còn cảm thấy tủi phận, do bị các công bộc coi như người đã gõ nhầm cửa, vì kém hiểu biết.

    Văn hóa ứng xử của người làm luật

    Người làm luật, được hiểu là người trực tiếp soạn thảo các điều khoản cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật, trước hết, cũng là một con người. Chắc chắn, người làm luật cũng có tính cách riêng, hình thành và được hoàn thiện như là kết quả nhào nặn của thiên hướng ứng xử tự nhiên, do trời phú, và của sự giáo dục tiếp nhận từ gia đình, nhà trường, cũng như sự tác động của môi trường làm việc, giao tiếp.

    Đặc biệt, sống cuộc sống bình thường như tất cả mọi người, trong điều kiện bị giằng xé giữa điều thiện và điều ác, cái xấu và cái tốt, hận thù và bao dung…người làm luật cư xử tùy theo kết quả đấu tranh nội tâm để lựa chọn giữa hai thái cực. Sự lựa chọn ấy, rốt cuộc, được chuyển hóa thành thái độ, hành vi cụ thể trong các giao tiếp nhân văn, kể cả các giao tiếp thực hiện trong khuôn khổ công việc chuyên môn, nghề nghiệp, nghĩa là trong việc làm luật.

    Nói cách khác, các quy tắc của luật viết có khả năng mang dấu ấn động lực sống và tính cách của người sáng tạo ra nó. Ngay lập tức, người ta nhận ra vấn đề làm thế nào để tránh việc lợi ích riêng tư và tính cách tiêu cực của con người chi phối sự hình thành các quy tắc pháp lý.

    Vả lại, được coi là một loại ứng xử nhân văn, việc làm luật cũng đòi hỏi ở chủ thế ứng xử sự thỏa mãn một loạt các tiêu chí mà xã hội văn minh đặt ra đối với bất kỳ giao tiếp nào, trong đó có tiêu chí về nét văn hóa của hành vi. Trong lĩnh vực xây dựng chuẩn mực pháp lý, tiêu chí này càng cần được chú trọng, bởi lẽ người làm luật được chính thức trao quyền áp đặt không mẫu xử sự lên toàn xã hội: Dưới sự bảo đảm bảo bằng sức mạnh của quyền lực công, người làm luật có quyền buộc mọi chủ thể quan hệ xã hội cư xử theo khuôn mẫu đó.

    Nếu văn hóa ứng xử trong việc làm luật không được coi trọng, thì pháp luật sẽ có nguy cơ bị lạm dụng và trở thành công vụ mà người làm luật sử dụng để hạch sách, nhũng nhiễu, thay vì để tổ chức hành vi của chủ thể trong cuộc sống pháp lý.

    Điều đáng buồn là không khó để tìm thấy những hạt sạn tương tự trong hệ thống pháp luật hiện hành. Thời gian đó, báo chí, công luận giật mình khi nghe nói ngành giáo dục đang cân nhắc việc đưa ra một quy định cho phép ghi chú việc sinh viên vay nợ để học tập vào bằng tốt nghiệp. Biện pháp này được lý giải như một cách lưu ý người sử dụng lao động về tình trạng nợ nần của sinh viên, qua đó, tranh thủ sự hợp tác của người sử dụng lao động trong việc thu hồi vốn vay. Cũng may, đó chỉ là ý tưởng.

    Hiện tượng “ra đòn độc” bằng luật có thể được ghi nhận không chỉ trong quan hệ giữa người làm luật với dân mà thậm chí, còn giữa những người làm luật với nhau. Ví dụ nổi cộm nhất trong năm vừa qua, có lẽ là chuyện giữa một bên gồm những người làm luật Đất đai và Bộ luật dân sự, với bên kia, những người làm Luật Nhà ở: Xây dựng các quy tắc khác nhau, những người làm luật đẩy xã hội  vào một ma trận giấy hồng, sổ đỏ, giấy trắng…rối rắm và đầy bất trắc.

    Bài học rút ra, từ tất cả những chuyện đó, rất ngắn gọn: Muốn làm luật, trước hết phải học làm người. Để có những điều luật tốt và có sức thuyết phục, điều cần thiết là phải có những người làm luật tốt. Không chỉ có trình độ chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công việc, người làm luật còn phải có các phẩm chất và nhân cách của người đại diện cho xu thế ứng xử tích cực trong xã hội.

    Nguyễn Nguyên (ST)

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #566000   31/12/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Mình đồng ý với quan điểm này, vì Luật sư được đào tạo không chỉ giới hạn là người giữ vai trò tư vấn pháp lý mỗi khi thân chủ cần, hay ra Tòa tranh tụng khi quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm mà bản thân Luật sư cần nhận thức rằng, phải sử dụng các kiến thức pháp lý mình đã học được, kết hợp với kiến thức xã hội và thêm các kỹ năng cuộc sống, nhằm thể hiện vai trò trung gian trong các phiên hòa giải, đàm phán và thương thuyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #582421   31/03/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1162)
    Số điểm: 8450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Người ta thường thấy luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng và đại diên ngoài tố tụng cho khashc hàng, thân chủ nhưng rất ít khi luật sư đi thương thảo, bởi đó là môi trường khép kín của doanh nghiệp, họ muốn giữ bí mật đối tác làm ăn  thực tế thì vấn đề thuyết phục và thương thuyết của luật sư nhất là luật sư tư vấn rất cần được phát huy và thực hành thường xuyên để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582581   31/03/2022

    Thương thuyết là một kỹ năng mà không chỉ luật sư bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có. Đối với luật sư họ không chỉ là người tranh tụng mà trong một số trường hợp không tranh tụng họ vẫn cần áp dụng pháp luật cùng khả năng thương thuyết của mình để thuyết phục những vấn đề pháp lý liên quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #583994   11/05/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Luật sư với vai trò là nhà thương thuyết

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả,
     
    Biết trước luật pháp sẽ xét xử ra sao giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng tình bằng hữu. Luật chơi càng rõ, càng chi tiết thì lại càng ít “ăn gian”. Luật sư là một nhân vật hữu ích tùy thuộc việc chúng ta biết cách sử dụng. Trọng luật là trọng xã hội, trọng trật tự, đôi khi là tiết kiệm sự nhức đầu bể trán. Biết ngay từ đầu luật nào áp dụng, cuộc chơi quy phục như thế nào là biết đi đường dài, biết xây dựng tương lai.
     
    Báo quản trị |