Có hai luồng quan điểm mà các tiền bối trao đổi về nội dung trên:
Thứ nhất là quan điểm trình diện pháp luật , tức không phải là ủng hộ hoàn toàn việc luật sư phải tiếp cận khách hàng và động viên hướng dẫn thân chủ mình khắc phục, hạn chế tốt nhất hậu quả xấu xẩy ra, đồng thời nên khuyên thân chủ trình báo pháp luật.
Quan điểm này, theo tôi là không sai. Vì căn bản, không nên áp dụng nguyên tắc là luật sư là phải bào chữa cho thân chủ mình bất chấp mọi vấn đề của họ thực hiện là vi phạm đạo đức mà phải dựa vào những quyền lợi được bảo vệ trong hiến pháp.
Thứ hai, luồng quan điểm phải làm đúng theo hợp đồng dịch vụ ký kết với khách hàng cho dù có phát hiện tình tiết mới xâm phạm đến quyền lợi người khác.
Quan điểm này không sai nhưng nó không hợp lý ở chổ, nếu chỉ thực hiện khăng khăng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý trong cả quá trình như thế thì người dẫn dắt câu chuyện là luật sư chứ không phải thân chủ, vì họ không hiểu hết những tình tiết nào có thể xảy ra trong quá trình tố tụng, mặc dù nó không vi phạm nguyên tắc đạo đức trong luật luật sư.
Nhưng, phát hiện mà vẫn bao che, miễn thực hiện trong hợp đồng pháp lý đã ký thì vô hình dung có một sự thỏa thuận ngầm với thân chủ và với chính bản thân mình rằng hai bên đã đúng mặc dù đã vi phạm các nội dung có trong hiến pháp, nền tảng của pháp lý, các quyền của con người nói chung.
Chính vì vậy, trong quá trình hành nghề luật sư có thể linh hoạt và quyết định với những lựa chọn của mình, làm sao cách chọn đó không trái với lương tâm chứ không phải trái với đạo đức nghề nghiệp luật sư. Và tôi có thể khẳng định một điều càng về thời gai sau này thân chủ sẽ không thấy thoải mái hay tự hào gì về những việc mình làm mà không được phơi bày. Xin cảm ơn!