Luật sư sử dụng tài liệu mật để tham gia bào chữa có được chấp nhận?

Chủ đề   RSS   
  • #528977 25/09/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Luật sư sử dụng tài liệu mật để tham gia bào chữa có được chấp nhận?

    Tài liệu mật là gì?

    Tài liệu mật ở đây được hiểu là tài liệu bí mật, không được để lộ ra ngoài; gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

    Hai trường hợp luật sư được sử dụng tài liệu mật như sau:

    Thứ nhất: Luật sư bào chữa các vụ án có sử dụng tài liệu mật của nhà nước.

    Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì tài liệu mật thuộc bí mật nhà nước được nêu tại pháp lệnh như sau:

    "Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

    Vì nhiệm vụ bảo vệ tài liệu mật nhà nước là quan trọng, nên cần có những hình phạt nặng mang tính răn đe. Mức phạt về tội cố ý để lộ thông tin tài liệu bí mật nhà nước được quy định như sau:

    Căn cứ Điều 337 được sửa đổi bởi Khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

    c) Phạm tội 02 lần trở lên;

    d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.”.

    Căn cứ: Điều 2 Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH10 thì nhiệm vụ bảo về thông tin bí mật nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của đất nước Việt Nam. Mọi cơ quan nhà nước và mỗi công dân đều có nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.

    Do đó, trong trường hợp nếu Luật sư được tòa cho phép sử dụng tại liệu mật để nghiên cứu, thì luật sư có nghĩa vụ bảo mật và không được để lộ thông tin ra bên ngoài, hoặc sử dụng để bào chữa tại tòa; trừ khi có quy định khác của Thẩm phán.

    Thứ hai: Luật sư bào chữa các vụ án có sử dụng tài liệu mật của khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức.

    Theo quy định tại Điều 25 Luật Luật sư 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư 2012:

    1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề;

    Trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.

    Trong trường hợp này, khi luật sư tham gia bào chữa theo quy định, Luật sư không được để lộ tài liệu mật của khách hàng trước tòa; trừ khi, được sự cho phép của khách hàng bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Hình thức kỷ luật nếu vi phạm: Căn cứ Điều 85 Luật Luật sư 2006, và Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư 2012.

    Nếu Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

    - Khiển trách;

    - Cảnh cáo;

    - Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;

    - Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

    Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.

    Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.

    Ngoài ra, nếu việc để lộ tài liệu mật của khách hàng trong quá trình tố tụng, gây hậu quả thiệt hại nặng nề về tài sản, có các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định Luật hình sự 2015, thì Luât sư sẽ bị truy tố theo quy định.

     
    854 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận