Tuy nhiên, ThS Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Luật hình sự (ĐH Luật TP.HCM), không đồng tình với quan điểm trên. Ông Tuấn phân tích: Về nguyên tắc, một quyết định hành chính có hiệu lực phải được thi hành. Còn quyết định đó đúng hay sai, người dân có quyền khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Nếu họ không chấp hành, chống lại lực lượng cưỡng chế bằng vũ lực, dùng hung khí, vũ khí… thì hành vi đó là chống người thi hành công vụ, bất kể có oan ức hay không.
Tôi không tán thành ý kiến của Thạc sĩ Phan Anh Tuấn.
Thạc sĩ Phan Anh Tuấn có ý kiến một cách chung chung cho mọi vụ án, chứ không xem xét những tình tiết cụ thể trong vụ án ông Đoàn Văn Vươn.
Nhận định của Thạc sĩ Tuấn chỉ đúng khi Tòa án thành phố Hải Phòng đã xét xử phúc thẩm đơn kháng cáo của ông vươn đúng pháp luật và ông Vươn không kháng án lên tòa án tối cao.
Thạc sĩ Tuấn quên rằng: ông Vươn đã bị cản trở tư pháp bởi Thầm phán Ngô Văn Anh, nên ông mới mất quyền kháng cáo.
Ông Vươn đã kháng cáo, Tòa án thành phố Hải Phòng thay vì xử phúc thẩm, lại cữ Thẩm phán Ngô Văn Anh làm một việc bậy bạ, là tổ chức cho ông Vươn và đại diện UBND huyện Tiên Lãng thỏa thuận và lập một biên bản thỏa thuận vô giá trị với nội dung: ông Vươn rút đơn kháng cáo, UBND huyện Tiên Lãng sẽ cho ông tiếp tục thuê đất.
Vậy thì, thưa Thạc sĩ Tuấn, ông Vươn khiếu nại lên đâu nửa khi ông đã bị gạt mất quyền kháng cáo, khiến cho bản án sơ thẩm có hiệu lực?
Muốn truy tố ông Vươn tội chống người thi hành công vụ, Thạc sĩ Tuấn phải chứng minh rằng những người trong đoàn cưỡng chế đang thi hành công vụ, chứ không thể nói chung chung như vậy.
Chúng ta phải khẳng định một điều là người thi hành công vụ đúng hay sai cũng là làm nhiệm vụ nhà nước. Người dân chống lại việc cưỡng chế một cách trái pháp luật là vi phạm pháp luật, ở mức độ nghiêm trọng là phạm tội hình sự.
Khẳng định trên của một ông Thẩm phán vô danh ở Tòa án Hình sự TAND TPHCM, là một khẳng định sai pháp luật.
Khẳng định đoàn cưỡng chế luôn thi hành công vụ, người chống đoàn cưỡng chế là chống người thi hành công vụ, bất chất hành động cưỡng chế sai pháp luật, là khuyến khích quan chức Nhà nước ban hành các quyết định sai pháp luật, và tước đoạt sự phòng vệ chính đáng của công dân.
Xin Thạc sĩ Tuấn trả lời câu hỏi: đoàn cưỡng chế thực hiện một việc làm trái pháp luật là cưỡng chế ( ông Vươn nghĩ là tước đoạt) đất của ông vươn, thì hành động tước đoạt đất của nông dân trái pháp luật có phải hành hành động công vụ không? Tôi sẽ phân tích kỷ việc này ở phần dưới.
Bài viết này để tranh luận với ý kiến của Thạc sĩ Tuấn, nhưng mong rằng nhận được các ý kiến đóng góp của diễn đàn, trên tinh thần, ai đồng tình với ý kiến của tôi là bạn tôi, ai phản đối ý kiến của tôi (có những lập luật chính xác bác ý kiến của tôi) là thầy tôi.
Khi Thủ tướng kết luận: “ Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”.
Vụ án của ông Đoàn Văn Vươn chống lại đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng đã xuất hiện tình tiết mới, không thể khởi tố ông Vươn về tội: giết người, chống người thi hành công vụ.
Ông Vươn phòng vệ chính đáng nên không thể khởi tố ông tội “giết người, chống người thi hành công vụ”.
Ông Vươn có quyền chống lại một đoàn người đến tước đoạt đất của ông một cách sai pháp luật.
Khi kết luận Quyết định cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật, cũng có nghĩa là hành động cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5/1/2012 cũng không đúng pháp luật.
Chúng ta cần phân biệt rỏ công vụ và người thi hành công vụ, vì rất nhiều người nghĩ rằng nổ súng vào đoàn cưỡng chế là chống người thi hành công vụ, mà không cần biết hành động của đoàn cưỡng chế đúng pháp luật hay không.
Hành động cưỡng chế đất ông Vươn của đoàn cưỡng chế không phải là thi hành công vụ:
Do Quyết định thu hồi của UBND huyện Tiên Lãng sai pháp luật cho nên Quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng cũng sai pháp luật, vậy hành động cưỡng chế đất ông Vươn của đoàn cưỡng chế là sai pháp luật, một hành động sai pháp luật không thể là một hành động công vụ.
Thành viên của đoàn cưỡng chế là những người được xem như thi hành công vụ:
Được thành lập bởi quyết định của lảnh đạo UBND huyện Tiên Lãng, do có thể không biết mình đang thực hiện một quyết định sai, nên toàn thể thành viên của đoàn cưỡng chế là người thực hiện công vụ, nếu có tổn thương gì khi thi hành nhiệm vụ thì phải được hưởng chế độ đang thi hành công vụ.
Trong vụ án ông Vươn đã xuất hiện nghịch lý: những người được xem là người thi hành công vụ, thực hiện một hành động cưỡng chế đất trái pháp luật, nên không phải là hành động của công vụ
Chúng ta không thể tách hành động của một người ra khỏi con người anh ta, vì thế, muốn chống lại hành động cưỡng chế sai pháp luật của đoàn cưỡng chế ông Vươn buộc phải chống lại bản thân những người trong đoàn cưỡng chế.
Ông Vươn chỉ chống lại hành vi tước đoạt tài sản của ông trái pháp luật của đoàn cưỡng chế, nhưng vì những người được xem thi hành công vụ thực hiện hành động cưỡng chế sai pháp luật, nên ông Vươn phải chống lại những người có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 15 khoản 1 của Bộ Luật Hình Sự qui định “ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Ông Vươn biết rỏ quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông là sai pháp luật, nên ông mới khởi tố ra tòa án huyện Tiên Lãng, sau đó kháng cáo lên Tòa án thành phố Hải Phòng, chỉ vì bị ông Thẩm phán Ngô Văn Anh gạt chuyện thỏa thuận với đại diện huyện Tiên Lãng, nên ông mới mất quyền kháng cáo.
Do biết quyết định thu hồi đất của mình là sai pháp luật- và đã được Thủ tướng kết luận là sai pháp luật - nên đối với ông Vươn đoàn cưỡng chế là đoàn người đến để tước đoạt tài sản của ông một cách sai pháp luật, vì thế ông thấy “ cần thiết” phải chống trả lại.
Nếu không chống trả lại đoàn cưỡng chế 40,3 ha đất của ông sẽ bị tước đoạt, mà ông không thể nhờ pháp luật giải quyết, vì ông đã bị ông Thẩm phán Ngô Văn Anh gạt mất quyền kháng cáo.
Vậy, chống trả đoàn cưỡng chế là hành động phòng vệ chính đáng của ông Vươn.
Cho nên không thể khởi tố ông Vươn tội “giết người, chống người thi hành công vụ”.
Cập nhật bởi hoangkimdongthap ngày 15/02/2012 10:29:16 SA
Cập nhật bởi hoangkimdongthap ngày 15/02/2012 10:27:48 SA