Luật sư phải tố giác thân chủ khi có đủ 03 điều kiện

Chủ đề   RSS   
  • #455117 30/05/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật sư phải tố giác thân chủ khi có đủ 03 điều kiện

    Xung quanh cuộc tranh cãi về điều khoản quy định tội không tố giác tội phạm tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã có giải thích về quy định này:

    Trong một số điều kiện và tình huống nhất định thì Luật sư có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin và phải tố giác tội phạm, đó là trường hợp đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

    Điều kiện thứ nhất: Theo Điều 19 BLHS 2015 quy định thì những thông tin cho thấy có một hành vi phạm tội đang được chuẩn bị thực hiện hoặc là sắp được thực hiện thì mọi công dân, bao gồm cả Luật sư sẽ không được miễn trách nhiệm hình sự nếu không tố giác.

    Điều kiện thứ hai: Đối với những hành vi đã xảy ra rồi nhưng nếu như không tố giác thì tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Như tội phạm có tổ chức, người cầm đầu bị giam giữ nhưng bên ngoài bộ máy vẫn diễn ra các hành vi vi phạm pháp luật. Với trường hợp này rõ ràng Luật sư phải có nghĩa vụ tố giác, đề ngăn chặn hành vi đó của thân chủ.

    Điều kiện thứ ba: Tôi nhấn mạnh là trong trường hợp này thì Luật sư phải có chứng cứ. Nếu Luật sư chưa có chứng cứ vững chắc đã đi tố giác thân chủ, lại còn dẫn đến oan sai thì chính Luật sư đó cũng không sống nổi với lương tâm của mình.

    Khi có 3 điều kiện này, Luật sư có nghĩa vụ tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng thì tôi cũng đồng ý.

    Đây là cuộc đấu tranh của riêng bên trong Luật sư, một bên là lương tâm, trách nhiệm với thân chủ mình có nghĩa vụ bảo vệ, một bên là trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Rõ ràng lúc này Luật sư phải chọn trách nhiệm với xã hội, với đất nước.

    Nguồn: Tạp chí kiểm sát 

    Nhưng liệu quy định này có trái với nguyên tắc và đạo đức hành nghề Luật sư? Mời các bạn cho ý kiến!

     
    23420 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455282   31/05/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Đỗ Ngọc Thịnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:

    Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, điều tra tội phạm là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan điều tra, về phía luật sư nếu tố giác tội phạm, trong khi người đó là thân chủ thì niềm tin của khách hàng và xã hội vào nghề luật sư sẽ mất dần và bị thui chột. Theo ông, trường hợp phát hiện thân chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì phải tố giác. Nhưng với tội đặc biệt nghiêm trọng, ông Thịnh đề xuất thu hẹp 20 đến 30 tội thay vì quy định 83 tội.

    “Tôi xin hỏi Liên đoàn luật sư, trước khi sửa bộ luật này có điều gì làm thui chột nghề luật sư chưa?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu câu hỏi. Bà Ngân cho rằng, Bộ Luật hình sự có gần 500 điều mà Liên đoàn luật sư chỉ đi bảo vệ một điều cho mình là chưa thỏa đáng vì ngoài đạo đức luật sư, còn trách nhiệm, đạo đức của một công dân.

    Chia sẻ băn khoăn của giới luật sư, Chủ tịch Quốc hội cho hay, đúng là luật sư cứ đi tố giác thân chủ thì không được. Nhưng phải có giới hạn, nếu tội đó làm ảnh hưởng tới quốc gia, tới nhiều người dân vô tội thì luật sư không thể làm ngơ.

     
    Báo quản trị |  
  • #455287   31/05/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Mình thấy có bài viết này hay nè, gửi các bạn tham khảo:

    Khi luật sư tố giác thân chủ            

    Một trong những quyền đồng thời là nghĩa vụ của luật sư là không được tiết lộ bí mật của thân chủ mà họ có được khi tham gia bảo vệ thân chủ.

    Mỗi nghề đều có những đặc thù riêng, người làm nghề phải được bảo vệ bằng pháp luật, có những quyền đặc trưng mà nghề khác không có. Điều đó giúp họ làm tốt công việc của mình và phụng sự xã hội. Ông bác sĩ không thể khám lâm sàng nếu trong một số trường hợp không buộc nạn nhân cởi quần áo. Dĩ nhiên pháp luật cũng cần xác định những ranh giới để người làm những nghề đặc thù không vin vào đó gây thiệt hại cho xã hội. 

     

    Mẫu số chung cho ranh giới đó là những vi phạm hoặc thiệt hại gây ra bởi lý do nghề nghiệp phải nhỏ hơn giá trị được bảo vệ.

     

    Hiểu theo cách ấy, luật sư là một nghề đặc thù. Trong đó, một trong những quyền đồng thời là nghĩa vụ của luật sư là không được tiết lộ bí mật của thân chủ mà họ có được khi tham gia bảo vệ thân chủ.

     

    Vì thế, Khoản 3 điều 19 của dự thảo Bộ Luật Tố tụng Hình sự đã gây nên các cuộc tranh cãi khi quy định luật sư bào chữa không bị xử lý trách nhiệm hình sự nếu "không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của bộ luật này".

    Thực ra, nhiều luật sư là đại biểu lẫn ngoài quốc hội đã bị ám ảnh bởi ba từ "người bào chữa" nên tranh luận khá giới hạn về chủ thể. Cần thấy, nếu điều luật này được áp dụng thì không chỉ là luật sư bào chữa, giới luật sư bị bó tay rất nhiều.

     

    Dân trong nghề luật, có kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng xét hỏi và tư duy logic không khó để nhìn ra dấu hiệu vi phạm pháp luật của thân chủ, khách hàng khi liên kết các dữ kiện mà thân chủ cung cấp. Và như vậy, khoản 3 điều 19 của dự thảo Bộ Luật Tố tụng Hình sự đã không hề miễn trừ cho các luật sư tư vấn, trợ giúp viên pháp lý miễn phí, bảo vệ thân chủ trong các vụ án ngoài hình sự hoặc giai đoạn trước hoặc mới khởi tố và các dịch vụ pháp lý khác tội không tố giác tội phạm nếu họ phát hiện tội phạm trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý. 

     

    Cô bạn tôi, một luật sư nói rằng, trong quá trình tư vấn thuế, các luật sư có thể phát hiện hàng loạt dấu hiệu trốn thuế mà thân chủ của họ thực hiện nhờ quan hệ tốt với hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường. Nếu công an biết được những tài liệu này, thân chủ bị khởi tố là cái chắc. Rồi cô làm sao? Em bỏ qua vì phải giữ bí mật cho thân chủ. Em làm tốt việc của em đã là đóng góp cho xã hội rồi! - cô em tôi trả lời.

     

    Chiều qua, tôi ngồi với các luật sư bạn học và bày tỏ liệu với việc chỉ khoanh đối tượng miễn tố là "người bào chữa" thì sẽ có nhiều luật sư tham gia các dịch vụ pháp lý khác sẽ bị xử lý vì không tố giác tội phạm, Luật sư H. đồng ý: "Cái đó mới là điều đáng bàn hơn cả. Và như vậy, khả năng các luật sư bị khởi tố là mênh mông!".

     

    Rõ ràng, không chỉ là "người bào chữa", Khoản 3 Điều 19 cần được bàn thảo để về mặt kỹ thuật lập pháp, không tạo ra một khoảng trống mênh mông thiếu dự liệu như thế, không tạo ra một rừng những trường hợp mà luật sư có thể mặc áo tù.

     

    Tôi nghĩ phát biểu của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa là xác đáng khi ông cho rằng các ĐBQH là luật sư không phải nhăm nhăm chọn lấy 1 điều luật để bảo vệ cho mình, mà họ bảo vệ một định chế cực kỳ quan trọng trong hệ thống tư pháp. Luật sư, ngoài việc thực hiện dịch vụ pháp lý như một nghề mưu sinh, còn góp phần cân bằng xã hội, cân bằng quyền lực tư pháp, hành pháp với người dân. Khi luật sư không được bảo vệ bằng những quy định đặc biệt thì sự mất cân bằng sẽ xảy ra trầm trọng và nó đe doạ sự ổn định của xã hội.

     

    Nói thế, không có nghĩa là luật sư cần được miễn tố bất kể việc họ biết về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thân chủ chuẩn bị thực hiện như đặt bom, khủng bố, giết người... Những tội phạm đó nếu không kịp ngăn chặn thì hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra. Lúc này, bức tường đạo đức và nhân tính đã lớn hơn mọi lý lẽ khác. Chắc chắn các luật sư sẽ có chọn lựa của lương tri. Tuy nhiên, điều đó cần được quy định chặt chẽ bởi luật. Và việc làm thế nào để vừa đảm bảo chặt chẽ, vừa bảo vệ đặc thù của nghề luật sư, lại lệ thuộc rất lớn vào trình độ và kỹ năng lập pháp. 

     

    Cũng từ đây, và trước nữa là nhiều điều của Bộ Luật hình sự đã phải hoãn thi hành sau khi được QH thông qua, cho thấy nhiều điều. Sự phản biện tại nghị trường QH là cần thiết, nhưng quá trình soạn thảo và hàng trăm, hàng ngàn cuộc góp ý dự thảo luật được tổ chức mọi cấp mọi nơi đã được thực hiện như thế nào để rồi khi lên tới Quốc hội thì thêm lần nữa xã hội bị cuốn vào những cuộc tranh luận như thế? Nhẽ ra, Quốc hội chỉ nâng lên đặt xuống các mức chế tài trên cơ sở những cấu thành căn bản của điều luật, trong đó có chủ thể, đã được xác định chặt chẽ.

     

    Để đảm bảo sự cân bằng cho xã hội, luật sư phải là chỗ dựa để người dân tìm đến khi cần trợ giúp pháp lý. Muốn vậy, luật sư cần những quyền để tạo dựng niềm tin đối với thân chủ. Một khi còn điều luật nào có thể gây tổn hại niềm tin này, thì luật sư khó mà hoàn thành thiên chức của mình.

    Nguồn: Khampha

     
    Báo quản trị |  
  • #455399   31/05/2017

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Đúng là trong điều kiện thứ hai luật sư cần phải tố giác thân chủ tuy nhiên khi luật sư tố giác chính thân chủ của mình thì sẽ dẫn đến trường hợp người phạm tội không dám thuê luật sư. Bởi, nếu muốn tham gia bào chữa cho thân chủ thì luật sư cần nắm rõ chân tướng, sự việc mới có thể làm tốt trách nhiệm của mình, tuy nhiên, nếu luật sư buộc phải tố giác như thế này thì làm sao thân chủ dám kể rõ sự việc, hỗ trợ luật sư trong công tác bào chữa được.

     
    Báo quản trị |  
  • #455411   31/05/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Chung quy lại, mình không ủng hộ luật sư tố giác thân chủ trong bất cứ trường hợp nào (trừ nguy hại đến an ninh quốc gia) vì làm như vậy là đi ngược lại với đạo đức của nghề luật. Thân chủ đã tìm đến luật sư, nghĩa là họ đã giao cái gọi là hơn cả niềm tin vào tay luật sư rồi. Mình thấy dự luật này không khả thi chút nào, còn nếu muốn quy định thì phải thỏa tình hợp lý để tránh ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp cũng như quyền lợi của thân chủ, người đã đặt niềm tin, thậm chí là sự sống vào tay luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #455420   31/05/2017

    Bản thân mình rất không đồng tình với yêu cầu "Luật sư phải tố giác thân chủ" và cho rằng đây rõ ràng là một quan điểm rất vớ vẩn. Vì:

    - Thứ nhất: Từ xưa đến nay, chưa có vụ việc nào để lại hậu quả nghiêm trọng vì Luật sư không tố giác thân chủ cả.

    - Thứ hai: Luật sư giữ vai trò bảo vệ cho thân chủ, nếu yêu cầu Luật sư phải tố giác tội phạm thì có ai dám tìm đến luật sư. Mình ví dụ, trong một số trường hợp, để phối hợp trong việc bào chữa cho người phạm tội, người phạm tội tiết lộ cho luật sư một số tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội khác. Chẳng lẽ trường hợp này luật sư cũng phải đi tố giác thân chủ của mình sao?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vanhungphuong vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (03/06/2017) anthuylaw (16/06/2017)
  • #455496   01/06/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Không chỉ Việt Nam mà nước ngoài họ cũng quy định trường hợp này

    Các bạn khoan vội trách cứ những nhà làm luật nhé:

    Trong một số trường hợp ngoại lệ, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của Luật sư không được áp dụng. Nói cách khác, Luật sư phải cung cấp hoặc có thể cung cấp thông tin bí mật của khách hàng cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Ốt-xtrây-li-a và Hoa Kỳ là ví dụ.    

    Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng của mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng là nếu không có sự đồng ý rõ ràng của khách hàng, thì Luật sư không được tiết lộ thông tin liên quan đến công việc mà Luật sư làm đại diện cho họ. Nói cách khác, Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng đã cung cấp với người thứ ba, kể cả đồng nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của Luật sư không được áp dụng. Nói cách khác, ngoại lệ này là những trường hợp Luật sư phải cung cấp hoặc có thể cung cấp thông tin bí mật của khách hàng cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi đáp ứng được một số điều kiện cụ thể. Ốt-xtrây-li-a và Hoa Kỳ là hai nước trong số các nước quy định về các ngoại lệ của nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng theo hướng đó.

     1. Các quy định của Ốt-xtrây-li-a.

     1.1. Quy định của luật hình sự về hành vi cố ý không tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng

     Theo quy định của luật hình sự của các bang và vùng lãnh thổ của Ốt-xtrây-li-a thì hậu quả của việc Luật sư không tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng trong một số trường hợp nhất định là người này có thể bị truy tố về tội không tố giác tội phạm.

    Tội không tố giác tội phạm được quy định tại các bộ luật hình sự của các bang và vùng lãnh thổ của Australia. Cụ thể, tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1899 của bang Queensland, Điều 136 của Bộ luật hình sự năm 1913 của bang Western Australia, Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1983 của vùng Northern Territtory, Điều 102 của Bộ luật hình sự năm 1924 của bang Tasmania, Điều 716 của Bộ luật hình sự năm 2002 của vùng Australia Capital Territory, Điều 241 Bộ pháp điển hóa luật hình sự của bang South Australia, Điều 326 Bộ luật hình sự năm 1958 của bang Victoria, Điều 316 Bộ luật hình sự năm 1900 (được sửa đổi, bổ sung năm 1990) của bang New South Wales, Australia.[1] Chủ thể tội phạm này là bất kỳ ai, trừ cha, mẹ, vợ hoặc chồng của người phạm tội.

    Khoản 1 Điều 316 Bộ luật hình sự năm 1900 (được sửa đổi, bổ sung năm 1990) của bang New South Wales, Australia [2] quy định nếu một người đã thực hiện một hành vi phạm tội nghiêm trọng[3] và người khác biết hoặc tin rằng hành vi phạm tội đã xảy ra và người này có được thông tin cụ thể mà thông tin đó có thể hỗ trợ cho việc bắt giữ được người phạm tội hoặc truy tố hoặc kết án người phạm tội nhưng không cung cấp thông tin đó cho cảnh sát hoặc cơ quan có thẩm quyền khác mà không có lý do chính đáng, thì có thể bị phạt tù đến hai năm. Khoản 2 Điều 316 nêu trên cũng quy định nếu một người đòi hỏi, đồng ý hoặc chấp nhận bất kỳ lợi ích nào cho bản thân người này hoặc cho người khác để thực hiện bất kỳ một hành vi nào nhằm không tiết lộ thông tin có được quy định tại khoản 1 Điều này cho cảnh sát hoặc cơ quan có thẩm quyền phù hợp thì có thể bị phạt tù đến 5 năm. Tuy nhiên, khoản 4 và khoản 5 Điều 316 của Bộ luật nêu trên cũng quy định việc truy tố những người không tiết lộ thông tin nêu tại khoản 1 Điều này phải được sự đồng ý của Tổng Chưởng lý bang New South Wales trong trường hợp thông tin mà người biết được hoặc làm họ tin tưởng rằng hành vi phạm tội đã xảy ra là thông tin mà họ có được trong quá trình họ làm một công việc cụ thể được quy định trong hướng dẫn của Thống đốc bang.[4] Danh sách những người hành nghề cụ thể quy định tại khoản 5 Điều 316 của Bộ luật hình sự năm 1900 (sửa đổi, bổ sung năm 1990) bao gồm: (a) Người hành nghề luật; (b) Bác sỹ; (c) Người hành nghề tư vấn tâm lý; (d) Người hành nghề y tá; (đ) Nhà nghiên cứu giáo dục bậc đại học[5]; (e) Giáo viên trường học; (g) Trọng tài viên; (h) Hòa giải viên.[6]

    Như vậy, có thể nói rằng, khoản 1 Điều 316 Bộ luật hình sự năm 1900 (sửa đổi, bổ sung năm 1990) của tiểu bang New South Wales được áp dụng cho rất nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm cả luật sư, bác sỹ, y tá, nhà nghiên cứu giáo dục đại học, trọng tài viên, hòa giải viên… nếu họ có hành vi che dấu tội phạm nghiêm trọng; việc truy tố họ đã được sự chấp thuận của Tổng Chưởng lý bang New South Wales. Trong trường hợp đó, hình phạt tù tối đa có thể được áp dụng cho họ là 02 năm tù.

    Ngược lại, theo quy định tại khoản 2 Điều 316 nêu trên, thì việc truy tố có thể tiến hành đối với bất kỳ ai, kể cả luật sư mà không cần sự chấp thuận của Tổng Chưởng lý bang New South Wales. Cũng cần nói thêm rằng, cách quy định tại khoản 2 Điều 316 của Bộ luật hình sự của bang New South Wales cũng tương tự các quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1899 của bang Queensland, Điều 136 của Bộ luật hình sự năm 1913 của bang Western Australia, Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1983 của Northern Territtory, Điều 102 của Bộ luật hình sự năm 1924 của bang Tasmania, Điều 716 của Bộ luật hình sự năm 2002 của Canberra, Điều 241 Bộ pháp điển hóa luật hình sự của bang South Australia và Điều 326 Bộ luật hình sự năm 1958 của bang Victoria.[7]

    1.2. Quy định về việc tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng tại các Bản quy tắc đạo đức hành nghề của Luật sư  

     Tại Ốt-xtrây-li-a các trường hợp luật sư buộc hoặc có thể tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng còn được quy định tại các bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư. Cụ thể:

    Tại Mục 9.2 của Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư do Hội đồng Luật pháp của nước Ốt-xtrây-lia ban hành năm 2015 quy định về một số trường hợp Luật sư có thể tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng như sau:

    a) Khách hàng cho phép (trực tiếp hoặc gián tiếp) tiết lộ;

    b) Luật sư được luật cho phép hoặc luật quy định bắt buộc luật sư phải tiết lộ;

    c) Luật sư tiết lộ thông tin với mục đích duy nhất để ngăn chặn tội phạm nghiêm trọng xảy ra;

    d) Luật sư tiết lộ thông tin để ngăn chặn những tổn hại nghiêm trọng về thể chất cho khách hàng hoặc của người khác.[8]

    Dựa trên quy định này, các bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của các bang và vùng lãnh thổ của Ốt-xtrây-lia đều có quy định về các trường hợp Luật sư tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng tương tự Mục 9.2 Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của Hội đồng Luật pháp của nước Ốt-xtrây-lia nêu trên.

    Ths. Lê Mạnh Hùng

    TAND tối cao

    [1] Các bộ luật hình sự này có tại trạng: http://www.austlii.edu.au/au/legis.

     

    [2] The Crime Act 1990 có tại trang: http://www.austlii.edu.au/au/legis/nsw/consol_act/ca190082/s316.html.

    [3] Điều 4 của Bộ luật hình sự năm 1900 của bang New South Wales định nghĩa tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có thể bị xử phạt tù từ 5 năm trở lên.

    [4] New South Wales Law Commission, Report No93 “Review of Section 316 of the Crimes Act 1900( NSW) Law Reform” có tại trang www.lawreform.justice.nsw.gov.au/Documents/…/Report-93.pdf.

    [5] New South Wales Law Commission, Report No93 “Review of Section 316 of the Crimes Act 1900( NSW) Law Reform” có tại trang www.lawreform.justice.nsw.gov.au/Documents/…/Report-93.pdf.

    [6] Crime Regulation 2010 under the Crime Act 1900, có tại trang: www.legislation.nsw.gov.au/regulations/2010-442.pdf.

    [7] Các bộ luật hình sự này có tại trạng: http://www.austlii.edu.au/au/legis.

    [8] Law Counsil of Australia, http://www.legislation.nsw.gov.au/#/view/regulation/2015/244.                     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #455816   03/06/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    2. Các quy định của Hoa Kỳ

    Quy định của Đạo luật về chứng cứ của bang California về việc luật sư tiết lộ thông tin của khách hàng

    Theo quy định tại Điều 956.5 của Đạo luật về chứng cứ của bang California, Hoa Kỳ năm 1965 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) thì thông tin bí mật của khách hàng cung cấp cho luật sư sẽ không còn là bí mật nếu luật sư có căn cứ để tin tưởng rằng việc tiết lộ bất kỳ thông tin bí mật liên quan đến việc đại diện cho một khách hàng là để ngăn chặn một hành vi phạm tội mà luật sư có cơ sở để tin tưởng rằng hành vi đó sẽ dẫn đến cái chết hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của một cá nhân.[1]

    Quy định về việc luật sư tiết lộ thông tin của khách hàng tại các Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư

    Các bang của Hoa Kỳ đều ban hành Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư dựa trên Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Luật sư do Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ ban hành năm 1983 (sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2012)[2]. Trong tất cả các Bản quy tắc này đều có quy định về những trường hợp Luật sư tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng trong một số trường hợp cụ thể.[3]

    Quy định tại Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Luật sư: Tại Mục 1.6 của Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Luật sư do Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ ban hành năm 1983 (sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2012)[4] quy định Luật sư có thể tiết lộ thông tin liên quan đến việc đại diện của khách hàng trong phạm vi mà luật sư có căn cứ để tin tưởng là cần thiết trong các trường hợp sau đây:

    (a) Tiếp lộ theo quy định bắt buộc của luật hoặc lệnh của tòa án;

    (b) Để ngăn chặn cái chết hoặc những tổn hại nghiêm trọng về thể chất sắp xảy ra cho người khác.[5] Đây là trường hợp thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe đó sẽ xảy ra hoặc có những mối đe dọa hiện hữu và nghiêm trọng dẫn đến sự thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe của người khác nếu luật sư không tiến hành bất kỳ hành động nào để chặn đứng đe dọa đó. Ví dụ: luật sư biết rằng khách hàng của họ đã có hành vi vô ý đổ chất thải độc hại vào nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân thì luật sư phải cung cấp thông tin này cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nếu có nguy cơ hiện hữu và nghiêm trọng rằng người sử dụng nước đó để sinh hoạt sẽ bị đe dọa đến tính mạng hoặc bị bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và việc tiết lộ thông tin của luật sư là cần thiết để ngăn chặn mối hiểm họa về sức khỏe hoặc giảm thiểu số lượng nạn nhân.[6]

    (c) Để ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc gian lận của khách hàng mà có căn cứ xác định hành vi đó sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác và khách hàng là chủ thể đã hoặc đang sử dụng dịch vụ do luật sư cung cấp để thực hiện hành vi phạm tội hoặc gian lận đó.

    Đây là trường hợp luật sư tiết lộ thông tin những người bị thiệt hại và cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn khách hàng thực hiện hành vi phạm tội cụ thể hoặc gian lận mà hành vi này sẽ dẫn đến hậu quả là làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác và khách hàng là chủ thể đã sử dụng hoặc đang sử dụng dịch vụ của luật sư để thực hiện hành vi này. Điều tất yếu của hành vi phạm tội hoặc gian lận của khách hàng là nguyên tắc bảo mật thông tin sẽ không được áp dụng. Do đó, khách hàng có thể ngăn chặn việc tiết lộ thông tin bằng cách không thực hiện hành vi phạm tội hoặc gian lận. Đồng thời, luật sư cũng không được tư vấn hoặc hỗ trợ khách hàng thực hiện những hành vi mà luật sư biết đó là hành vi phạm tội hoặc gian lận. Tuy nhiên, luật sư cũng có thể thảo luận với khách hàng về hậu quả của hành vi phạm tội hoặc gian lận của khách hàng. Trong trường hợp này luật sư phải hủy bỏ việc đại diện cho khách hàng.[7]

    Để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ hoặc khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác mà có căn cứ xác định những thiệt hại đó sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra do khách hàng là chủ thể đã sử dụng dịch vụ của luật sư để thực hiện hành vi phạm tội hoặc gian lận đó.[8] Đây là trường hợp mà luật sư không biết về hành vi phạm tội hoặc gian lận của khách hàng cho đến sau khi hành vi phạm tội hoặc gian lận đó đã được thực hiện. Mặc dù, khách hàng không còn khả năng để ngăn chặn việc tiết lộ thông tin của luật sư bằng việc chấm dứt hành vi phạm tội hoặc gian lận nhưng vẫn còn đó cơ hội để hạn chế, sữa chữa hoặc giảm bớt thiệt hại về lợi ích tài chính hoặc tài sản cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp này, luật sư có thể tiết lộ thông tin liên quan đến một mức độ cần thiết để làm cơ sở cho người bị thiệt hại tài chính hoặc tài sản có thể hạn chế hoặc giảm thiểu thiệt hại hoặc cố gắng thu hồi lại các khoản thiệt hại đã mất.[9]

    Quy định tại một số Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư tại một số bang của Hoa Kỳ

    Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của bang New Jersey, Hoa Kỳ

    Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của bang New Jersey, Hoa Kỳ được ban hành năm 1984 trên cơ sở Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Luật sư.[10] Theo quy định tại điểm b của Tiểu mục 1.6 của Bản quy tắc này, thì Luật sư phải nhanh chóng cung cấp thông tin của khách hàng cho những cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi mà luật sư có căn cứ để tin tưởng là cần thiết để ngăn chặn khách hàng hoặc người khác:

    (i) Thực hiện một hành vi phạm tội cụ thể, hành vi trái pháp luật hoặc hành vi gian lận mà luật sư có căn cứ để tin rằng hành vi này sẽ dẫn đến hậu quả làm người khác chết hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác;

    (ii) Thực hiện một hành vi phạm tội cụ thể, hành vi trái pháp luật hoặc hành vi gian lận mà luật sư có lý do để tin tưởng rằng hành vi đó là hành vi gian dối trong tố tụng.

    Nếu Luật sư cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong hai trường hợp nêu trên, thì Luật sư có thể cung cấp thông tin cho người bị đe dọa trong một phạm vi mà Luật sư có căn cứ để tin tưởng là cần thiết để ngăn ngừa cái chết hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, thiệt hại nghiêm trọng về tài chính hoặc thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người bị đe dọa.[11]

    Bên cạnh đó, điểm d Tiểu mục 1.6 của Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của bang New Jersey, Hoa Kỳ cũng quy định về các trường hợp mà Luật sư có thể tiết lộ thông tin do khách hàng cung cấp như sau:

    (i) Để khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi gian lận của khách hàng mà hành vi đó do khách hàng đã sử dụng dịch vụ luật sư để thực hiện;

    (ii) Để xác lập việc khởi kiện hoặc tự bảo vệ cho chính luật sư trong một tranh chấp giữa khách hàng và luật sư hoặc xác lập việc bào chữa cho một tội phạm bị cáo buộc hoặc vụ kiện dân sự chống lại luật sư dựa trên các hoạt động của luật sư mà có liên quan đến khách hàng;

    (iii) Để thực hiện quy định của luật khác.[12]

    Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của bang tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ

    Bản quy tắc về đạo đức hành nghề của Luật sư của bang tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007).[13] Theo Mục 1.6 của Bản quy tắc này thì Luật sư có thể tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng trong 3 trường hợp cụ thể sau đây:

    Luật sư có thể tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng đến một phạm vi hợp lý cần thiết để

    (i) Ngăn chặn một hành vi tội phạm cụ thể mà luật sư có căn cứ để tin rằng hành vi đó sẽ dẫn đến cái chết hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác nếu luật sư không tiết lộ thông tin bí mật đó;

    (ii) Ngăn chặn hành vi đưa hối lộ hoặc đe dọa người làm chứng, bồi thẩm đoàn, nhân viên tòa án hoặc những người khác liên quan đến thủ tục tố tụng tại tòa án nếu luật sư có căn cứ để tin rằng hành vi đó sẽ xảy ra nếu luật sư không tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng.

    Khi khách hàng đã sử dụng hoặc đang sử dụng dịch vụ của luật sư để thực hiện một hành vi phạm tội hoặc gian lận, Luật sư có thể tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng đến một phạm vi hợp lý cần thiết để:

    (i) Ngăn chặn khách hàng thực hiện một hành vi phạm tội hoặc gian lận nếu có căn cứ khẳng định hành vi đó sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác;

    (ii) Ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác nếu có căn cứ xác định thiệt hại đó là hậu quả của hành vi phạm tội hoặc gian lận của khách hàng.

    Luật sư có thể tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng trong các trường hợp sau đây:

    a) Có sự đồng ý rõ ràng của khách hàng;

    b) Theo yêu cầu bắt buộc do luật quy định hoặc theo lệnh của Tòa án;

    c) Để giảm thiểu các bước cần thiết trong vụ kiện do luật sư tiến hành để đòi phí luật sư;

    d) Khi Luật sư có căn cứ để tin rằng khách hàng đã gián tiếp đồng ý cho Luật sư tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng để thực hiện công việc đại diện cho khách hàng;

    đ) Tiết lộ thông tin bí mật của khách hàng đến một phạm vi hợp lý cần thiết để biện hộ hoặc tự bảo vệ mình đối với tội phạm mà Luật sư bị cáo buộc hoặc một vụ kiện chống lại Luật sư dựa trên công việc liên quan cho khách hàng hoặc để tự bảo vệ trước khiếu nại cụ thể của khách hàng liên quan đến việc đại diện của Luật sư cho khách hàng.[14]

    Bản quy tắc đạo đức hành nghề của Luật sư tại một số bang khác của Hoa Kỳ

    Bản quy tắc hành nghề đạo đức của Luật sư tại các bang Alaska, Arkansas, Connecticut, Illinois, Maine, Maryland, Massachusetts, New Hampshire, New Mexico, North Dakota, Pennsylvania và Uhta đều cho phép luật sư tiết lộ thông tin cần thiết để ngăn chặn khách hàng thực hiện một hành vi tội phạm cụ thể mà có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích tài chính hoặc tài sản của người khác.[15]

    Bản quy tắc hành nghề đạo đức của Luật sư tại các bang Arizona, Arkansas, Colorado, Idaho, Illinois, Kansas, Michigan, North Caroliana, Oregon, South Carolina và Wyoming cho phép Luật sư tiết lộ dự định thực hiện hành vi phạm tội của khách hàng. Bên cạnh đó, Bản quy tắc hành nghề đạo đức của các bang Arizona, Connecticuts, Florida, Illinois, Nevada, North Dakota, Texas, Tennessee, Vermont và Wisconsin còn quy định luật sư bắt buộc phải tiết lộ thông tin để ngăn chặn những tội phạm bạo lực nghiêm trọng.[16]

    Trên đây là một số quy định của Ốt-xtrây-li-a và Hoa Kỳ về các ngoại lệ về nghĩa vụ của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin của khách hàng./.

    [1] Evidence Code, https://leginfo.legislature.ca.gov/faces/codes_displayText.xhtml?lawCode=EVID&division=8.&title=&part=&chapter=4.&article=3.

     

    [2] Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ có tại trang của Hiệp hội này: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information.html.

     

    [3] Danh sách các bang nêu trên có tại trang của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/alpha_list_state_adopting_model_rules.html.

     

    [4] Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ có tại trang của Hiệp hội này: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information.html.

     

    [5] American Bar Association, Comment on Rule 1.6, có tại trang: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information/comment_on_rule_1_6.html.

     

    [6] American Bar Association, Comment on Rule 1.6, có tại trang: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information/comment_on_rule_1_6.html

     

    [7] American Bar Association, Comment on Rule 1.6, có tại trang: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information/comment_on_rule_1_6.html

     

    [8] Bản quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ có tại trang của Hiệp hội này: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information.html.

     

    [9] American Bar Association, Comment on Rule 1.6, có tại trang: https://www.americanbar.org/groups/professional_responsibility/publications/model_rules_of_professional_conduct/rule_1_6_confidentiality_of_information/comment_on_rule_1_6.html

     

    [10] Bản quy tắc này có tại trang https://www.law.cornell.edu/ethics/nj/code/NJ_CODE.HTM.

     

    [11] https://www.law.cornell.edu/ethics/nj/code/NJ_CODE.HTM.

     

    [12] Quy định này của Bản quy tắc có tại trang: https://www.law.cornell.edu/ethics/nj/code/NJ_CODE.HTM.

     

    [13] Bản quy tắc này có tại trang: https://www.dcbar.org/bar-resources/legal-ethics/amended-rules/rule1-intro.cfm.

     

    [14] Rules of Professional Conduct: Rule 1.6–Confidentiality of Information, có tại trang: https://www.dcbar.org/bar-resources/legal-ethics/amended-rules/rule1-06.cfm.

     

    [15] Stephen Gillers, Roy D. Simon, Andrew M. Perlman, Dana Remus, Regulation of Lawyers: Statutes and Standards, Concise Edition, 2017 Supplement. [16] Stephen Gillers, Roy D. Simon, Andrew M. Perlman, Dana Remus, Regulation of Lawyers: Statutes and Standards, Concise Edition, 2017 Supplement.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #456005   04/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều khoản quy định tội không tố giác tội phạm tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự theo mình nghĩ vi phạm quy định về đạo đức Luật sư. Bởi lẽ luật sư phải luôn không làm xấu đi tình trạng của thân chủ. Thực tế mà nói quy định này vấp phải sự phảng kháng của giới luật sư là đúng. Vì Luật sư nào mà tố giác thì ai dám đến nữa chứ

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #457150   13/06/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Công văn 103 của Đoàn LSTPHCM góp ý Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015

     Đây là Công văn của Đoàn Luật sư TPHCM về góp ý sửa đổi Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015. Các bạn có thể tải về tại file đính kèm. 

    4 lý do nên sửa Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015:

    1. Giữ lại Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015 là chấp nhận một bứơc thụt lùi trong pháp luật hình sự so với BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)

    2. Tạo xung đột với các quy định pháp luật liên quan

    3. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư, đặt luật sư vào vị trí là trợ thủ của cơ quan điều tra và công tố

    4. Không phù hợp với chiến lược cải cách nền tư pháp và chiến lược phát triển nghề Luật sư Việt Nam đến năm 2020

    Cập nhật bởi trang_u ngày 13/06/2017 10:42:44 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #457278   14/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Dạo gần đây vấn đề này được thỏa luận rất nhiều và hầu hết giới luật sư phải lên tiếng vì không thể chịu đựng nổi khi có dự thỏa này. Quan điểm của mình nên bỏ điều khoản này đi vì như vậy là vi phạm nguyên tắc luật sư không được làm xấu đi tình trạng của thân chủ

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #459388   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Vụ phương nga nê mấy hôm ni mấy em này không có nói chi nhiều về vụ này nữa nhỉ khỏ ghê ah, mừng cho phương nga được về nhà mà mấy luật sư quên luôn chuyện ni có vẻ dư luận lắng xuống rùi đó mọi người, mong thực tiễn sẽ khác với cái này

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |