Nhiều người ví nghề luật sư cũng như nghề bác sỹ (đại ý: cao quý vì cứu người,...) nhưng nếu thế thì sẽ hơi bị kẹt khi "được nêu" như ví dụ đăng trên báo dưới đây:
Nhổ gần hết hàm răng mới biết bị nhổ oan
Mỗi lần đau vùng mặt, răng tê nhức, ông Bắc đến phòng khám nha khoa để nhổ răng. Mất gần hết hàm răng, ông đến bệnh viện khám mới biết mình đau dây thần kinh số 5, còn toàn bộ răng trước đó đã bị nhổ oan.
|
Ông Bắc với hàm răng bị nhổ gần hết vì được chẩn đoán nhầm chứng đau vùng mặt thành đau răng. Ảnh: V.Trang.
|
Sau hai ngày phẫu thuật dây thần kinh số 5 bị chèn ép, đến chiều 3/7, sức khỏe của ông Đỗ Hà Bắc (49 tuổi, ngụ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã dần hồi phục. Các cơn đau vùng mặt, quai hàm chấm dứt hẳn.
20 năm trước, ông Bắc cảm thấy vùng mặt bỗng dưng đau ê ẩm. Cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều khiến ông choáng váng, thường xuyên mất ăn, mất ngủ.
"Mỗi lần thấy hàm răng tê buốt, tôi đến các phòng khám nha khoa thì được bác sĩ xử trí bằng cách nhổ răng. Nhổ mãi đến nay chỉ còn 3 cái răng ở hàm dưới mà vẫn bị đau. Tôi đến bệnh viện đa khoa tỉnh khám mới biết bị dây thần kinh số 5 chèn ép gây ê ẩm vùng mặt chứ không phải do răng sâu hỏng", ông Bắc nói.
Bác sĩ Đào Văn Nhân, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho hay, ê kíp y bác sĩ đã phẫu thuật giải ép vi mạch cho bệnh nhân. "Chúng tôi đã phẫu thuật mở sọ sau tai, dùng hệ thống kính vi phẫu bóc tách dây thần kinh số 5 tại góc cầu tiểu não (điểm xuất phát của dây thần kinh số 5) cho ông Bắc. Sau đó, dùng vật liệu ngăn cách dây thần kinh số 5 và mạch máu", bác sĩ Nhân cho hay.
Theo ông Nhân, đây là một ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao, trang thiết bị y tế hiện đại. Nếu không cẩn thận dễ gây cho bệnh nhân tử vong hoặc hôn mê sâu, sống thực vật.
LS Cao Sỹ Nghị
101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM
Email: caosynghi@gmail.com