luật sư giúp em giải quyết thắc mặc với ạ. :(

Chủ đề   RSS   
  • #288244 25/09/2013

    haiiyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    luật sư giúp em giải quyết thắc mặc với ạ. :(

    khoảng 20h ngày 5/9/2004, 1 nhóm thanh niên đều đã thành niên gồm 3 nam là A, B, C và 2 nữ D, E đi chơi. lúc về D mách với A về hành vi sàm sỡ đối với mình. sau khi đưa D, E về nhà A, B, C đi chơi tiếp thì gặp K đang ngồi trog quán nước. A tra vấn K về việc sàm sỡ D. hai bên đôi co rồi sảy ra xô xát. A dùng chân đạp vào má phải và phía sau cổ K, B dùng chân đá vào lưng, vào hông của K, C dùng tay đánh vào mắt trái K, A dùng ghế nhựa đánh vào chính giữa mặt K.

    tại bản giám định thương tích số 693/GĐPY ngày 8/9/2004 của tổ chức giám định pháp y tỉnh QN kết luận K bị vết xươc da vùng thái dương phải (5cm x 1cm); vết xước vùng da giữa chán (7,5cm x 1Cm), mi dưới mắt trái sưng phù nề nhẹ; vùng hông phải có vết xước da (2cm x 0.6cm). tỉ lệ thương tích là 14%

    tại công văn số 04/GĐPY ngày 08/9/2005 của trung tâm giám định pháp y tỉnh QN kết luận chi tiết tỉ lệ thương tích của K như sau: vết thương vùng thái dương gò má bên phải tỉ lệ 2%, vết thương vùng hông phải tỉ lệ 1%. vết thương vùng giữa chán đến sống mũi, gẫy xương chính mũi tỉ lệ thương tích 11%

    hỏi: A, B, C có phải chịu trách nhiệm hình sự không? và nếu có thì là tội gì?

    theo em, thì có phải chịu theo điều 104 BLHS. nhưng khi xét đến tỉ lệ thương tích của K thì xét theo công văn nào ạ? theo 693 năm 2004 hay 04 năm 2005 ạ?

     
    5255 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #289754   04/10/2013

    tonphong
    tonphong

    Male
    Mầm

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 57 lần


    trong trường hợp này thì sẽ theo công văn 693 năm 2004 vì vụ việc xảy ra lúc thông tư đó điều chỉnh bạn nhé, thông tư 04 năm 2005 sẽ áp dụng cho thời gian trở về sau.

    còn việc áp dụng pháp luật thông thường thì sẽ áp dụng luật nào ra sau nhất thì áp dụng luật đó, chẳng hạn luật ra ngày 14, và luật ra ngày 15 điều cùng điều chỉnh một vấn đề thì áp dụng luật ra ngày 15. thân chào bạn !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #289796   04/10/2013

    haiiyen
    haiiyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #289824   05/10/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Nhìn cái avt quen thế. Có phải bạn tôi!!!

    Trong tình huống này áp dụng công văn nào ko chỉ đơn giản như trên.

    Việc gây thương tích xảy ra vào 5/9/2004. 8/9/2004 có bản giám định ngay. Đây là lẽ thường, đương nhiên.

    Vậy tại sao sau 1 năm lại có 1 kết luận giám định nữa. Như vậy có thể là giám định lại.

    Bạn nên so sánh với điều kiện để giám định lại. Có đủ đêều kiện để giám định lại ko.

    Nếu đây là bài tập thì có lẽ mục đích của thầy cô là để bạn lập luận 1 bản giám định sẽ có hiệu lực ntn, cũng cho bạn thấy tình hình thực tế là có nhiều vụ án, có đến 2, 3 văn bản giám định, việc chọn văn bản nào phục thuộc vào nhiều yếu tố chứ ko đơn giản là văn bản ra sau sẽ đương nhiên được chấp nhận.

    Trên thực tế thì chuyện có công nhận quyết định giám định hay ko còn phụ thuộc vào ý chí của cơ quan điều tra, VKS và Tòa án nữa!!

     

    Thân!!

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    haiiyen (09/10/2013)
  • #290398   08/10/2013

    haiiyen
    haiiyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    rất cảm ơn ak. :)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #290399   09/10/2013

    haiiyen
    haiiyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    phân biệt điểm đ điều 138 BLHS và tình tiết chuyển hóa thành tội cướp tài sản

    giải thích hộ e thắc mắc này với ak.

    e không rõ việc phân biệt giữa tình tiết tăng nặng trong điều 138 BLHS: hành hung để tẩu thoát với hành vi trộm cắp chuyển hóa thành cướp tài sản.

    khi nào thì xét về hành hung để tẩu thoát, khi nào thì hành vi trộm cắp lại chuyển thành cướp tài sản?

    giải thích hộ e thắc mắc này với ak.

    e không rõ việc phân biệt giữa tình tiết tăng nặng trong điều 138 BLHS: hành hung để tẩu thoát với hành vi trộm cắp chuyển hóa thành cướp tài sản.

    khi nào thì xét về hành hung để tẩu thoát, khi nào thì hành vi trộm cắp lại chuyển thành hành vi cướp tài sản?

    e xin chân thành cảm ơn!!!!!!

    Cập nhật bởi haiiyen ngày 09/10/2013 12:35:09 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #290565   09/10/2013

    tonphong
    tonphong

    Male
    Mầm

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 57 lần


    Đây là trường hợp sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt, nên đã có hành vi dùng vũ lực đối với chủ sở hữu hoặc những người khác, nhưng hành vi dùng vũ lực chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thương tích thì thương tật chưa đến 11%, nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì tùy thuộc vào mức tỷ lệ thương tật, mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, hoặc khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự

     

    Khi xác định người phạm tội này, cần phân biệt với người phạm tội hành hung không nhằm mục đích tẩu thoát mà nhằm giữ được tài sản , bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố ý giữ tài sản bằng cách hành hung người khác thì phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là chuyển hóa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản. thân chào bạn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tonphong vì bài viết hữu ích
    haiiyen (09/10/2013)
  • #290599   09/10/2013

    haiiyen
    haiiyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    e cảm ơn. nhưng e vẫn phân vân lắm ạ.

    thế cho e hỏi trong trường hợp này thì thế nào ạ?

    A để ý thấy nhà B không hay đóng cửa ban công. A rình đến đêm rồi trèo vào nhà B lấy tài sản. sau khi vào nhà thì A có lấy được 1 túi xách trong đó có tiền và điện thoại di động. trong khi lấy thêm tài sản thì bị B phát hiện. B có giành lại chiếc túi thì bị A đánh ngất đi. A lấy thêm tài sản rồi tẩu thoát. B bị thương 25%.

    trong trường hợp này thì A thuộc tội gì ak? trộm cắp tài sản với tình tiết tăng nặng là hành hung để tẩu thoát hay cướp tài sản a?

    thân!! 

     
    Báo quản trị |  
  • #290613   09/10/2013

    maitee
    maitee

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 43
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo mình thì A phạm tội cướp tài sản (trộm cắp chuyển hóa thành cướp), bạn phân tích hành vi "B giành lại chiếc túi thì bị A đánh ngất đi" đây là bước ngoặt đánh giấu sự chuyển hóa từ trộm cắp sang cướp (từ lén lút sang công khai và dùng vũ lực)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maitee vì bài viết hữu ích
    haiiyen (11/10/2013)
  • #290763   10/10/2013

    tonphong
    tonphong

    Male
    Mầm

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 57 lần


    chào bạn,  hành hung để tẩu thoát là dấu hiệu định khung hình phạt và đã là dấu hiệu để định khung thì không được xem là tình tiết tăng nặng nữa bạn à. Khi đang lấy trộm đồ thì A bị B phát hiện A dùng vũ lực tức thì đánh B ngất xỉu như vậy đã thỏa điều kiện cấu thành tội phạm quy định tại điều 133 blhs 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tonphong vì bài viết hữu ích
    haiiyen (11/10/2013)