Luật sư của người kháng cáo xin hoản phiên toà phúc thẩm(Triệu tập lần thứ 2) và được chấp thuận.Đúng luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #147531 15/11/2011

    sisapa

    Mầm

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2010
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 756
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật sư của người kháng cáo xin hoản phiên toà phúc thẩm(Triệu tập lần thứ 2) và được chấp thuận.Đúng luật không?

    Trong công văn triệu tập lần thứ 2 của vụ án phúc thẩm,thẩm phán phụ trách vụ án thông báo bằng miện với tôi : Luật sư của người kháng cáo yêu cầu hoản phiên toà và theo luật thì thẩm phán phải hoản phiên toà.

    Xin cho tôi hỏi: Có điều khoản nào trong bộ luật tố tụng dân sự cho phép luật sư của người kháng cáo có quyền yêu cần hoản phiên toà phúc thẩm khi được triệu tập lần thứ hai không?

    Chân thành càm ơn

     
    9228 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #147544   15/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    khoản 1 Điều 201 BLTTDS quy định: ‘Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Như vậy, nếu theo quy định này thì Tòa án chỉ phải hoãn phiên tòa khi nguyên đơn (khoản 1 Điều 199 BLTTDS), bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất không có lý do chính đáng thì vụ án được xét xử vắng mặt đương sự là bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

    Tuy nhiên, khoản 3 Điều 202 BLTTDS quy định về việc xét xử vắng mặt được dẫn chiếu tới quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 BLTTDS, cụ thể là Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Tức là, tại phiên tòa, tất cả các trường hợp nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất dù họ không có lý do chính đáng thì Tòa án cũng đều phải hoãn phiên tòa mà không được xét xử vắng mặt họ.

    Tại hướng dẫn mục 1.1 phần III về chương XIV BLTTDS của Nghị quyết số02/2006/NQ-HĐTP khẳng định thêm điều kiện chắc chắn về việc áp dụng khoản 2 Điều 200 và Điều 201 BLTTDS mà không áp dụng khoản 1 của hai điều luật này: “Khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 của BLTTDS dù không có lý do chính đáng, thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa”. Như vậy, nếu vụ án có nhiều nguyên đơn, bị đơn hoặc nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì mỗi nguyên đơn, mỗi bị đơn, mỗi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất (có lý do chính đáng hoặc không có lý do chính đáng) Tòa án đều phải hoãn phiên tòa một lần.

    Vậy, cần phân biệt rõ: Triệu tập lần thứ 2 với lần vắng mặt thứ 2 của đương sự đó

    Chúc bạn thành công

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #147596   15/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn dungabcluat!

    Câu trả lời của bạn không đúng với trọng tâm của câu hỏi rồi. Toàn bộ phần trả lời trên của bạn là những quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Còn bạn sisapa thì lại đang hỏi về thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm, mà cụ thể là nó liên quan đến người kháng cáo.

    Chào bạn sisapa!

    Câu hỏi của bạn chưa được rõ ràng lắm, vì không biết phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhất đã bị hoãn vì lý do gì, cũng không biết Luật sư của người khasg cáo yêu cầu hoãn phiên tòa vì lý do gì.

    Bạn cung cấp đầy đủ những thông tin trên mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn.

    Trân trọng!
      
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 15/11/2011 07:06:42 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #147655   15/11/2011

    sisapa
    sisapa

    Mầm

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2010
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 756
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào các bạn
    Trước tiên tôi cám ơn các bạn đã dành thời gian quí báu để góp ý và trả lời câu hòi cùa tôi
    Tôi nói rỏ vấn đề như sau: Tôi có mua 1 căn nhà hoàn toàn hợp lệ ,tôi đứng tên chủ sở hữu.Tôi đồng ý cho chủ củ thuê lại để kinh doanh.Thời gian thuê tính từng tháng(Có hợp đồng bằng văn bản.Không có công chứng vì thuê theo từng tháng).Tháng đầu họ trả tiền thuê.Đến tháng sau họ không trả tiền và cũng không trả lại mặt bằng.Vỉ thế tôi tiến hành khởi kiện để đòi tiền thuê nhà và căn nhà.Toà sơ thẩm TP.Long xuyên An giang kéo dài hơn 30 tháng nhưng không lần nào đưa ra xét xử! Trong nhiều tháng tôi   làm hơn 10 đơn khiếu nại gởi khắp nơi(Toà án tỉnh,các viện kiểm sát,toà án nhân dân tôi cao,hội đồng nhân dân tỉnh...) Tất cà những nơi đó , như ông bưu điện:Thông báo cho tôi đã nhận đơn và gời về toà phúc thẩm rồi. Và tất cả đều im lặng.Không nơi nào trả lời cho tôi cả. Từ đây tôi mới nhận ra con đường pháp lý không giống như trong sách.Tôi tến hành theo cách cùa đại đa số người Việt ta thường làm và 6 tháng sau vụ án được đưa ra xét xử.Tôi hoàn toàn thắng kiện.

    Bị đơn kháng án.

    Từ ngày bị đơn kháng án đến bây giờ gần 6 tháng nhưng cũng chưa lần nào đưa ra xét xử phúc thẩm!
    Tôi không biết bị đơn làm cách nào mà toà án sơ thẩm và phúc thẩm tạo điều kiện cho sự việc kéo dài chừng nào thì tốt chừng ấy cho bị đơn.

    Lần phúc thẩm nầy có 2 thẩm phán thụ lý:


    Thẩm phán thứ nhất   triệu tập lần thứ nhất  để xét xử nhưng người kháng cáo vắng mặt không lý do(Hoãn phiên toà)

    -Triệu tập lần thứ 2:Người kháng cáo có giấy nhập viện((Hoãn phiên toà)

    -Triệu tập lần thứ ba:Người kháng cáo yêu cầu đổi thầm phán và thẩm phán thứ nhất đồng ý cho đổi.(Trong văn bản gởi cho tôi nội dung viết: Đơn yêu cầu đổi thẩm phán không hợp lệ,tuy nhiên thẩm phán tự ý cho đổi!)

    Vị thẩm phán thứ nhất đã kéo dài sự việc 3 tháng và chuyển cho thẩm phán mới(Thẩm phán thứ 2)

    Thẩm phán thứ 2   triệu tập lần thứ nhất  để xét xử nhưng người kháng cáo vắng mặt không lý do(Hoãn phiên toà).

    Cho đến 2 tháng sau(Tôi làm đơn khiếu nại)
    -Triệu tập lần thứ 2:Ngày 14/11/2011 luật sư của người  kháng cáo yêu cầu toà án hoãn phiên toà và thẩm phán đồng ý(Hoãn lần 2)!?

    Thẩm phán này thông báo bằng miện với tôi:Luật sư của người kháng cáo yêu cầu hoãn phiên toả,căn cứ theo luật lả phải hoãn.Về chờ,sẽ thông báo sau.

    Vị thẩm phán thứ 2 keo dải sự việc gần 4 tháng .Cho đến bây giờ không biết sẽ ra sao nữa.

    Mục đích chính của câu hỏi là: Có điều khoản nào trong bộ luật tố tụng dân sự cho phép người luật sư của Nguyên đơn(Bị đơn) yêu cầu hoản

    phiên toà phúc thẫm khi được triệu tập lẩn thứ 2 không?(Khi lần triệu tập thứ nhất họ vắng mặt không lý do)

    Rất cám ơn


     
    Báo quản trị |  
  • #147928   16/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Cuối cùng thì bạn cũng không đưa ra được lý do vì sao Luật sư yêu cầu hoãn phiên tòa. Nhưng xin trao đổi với bạn như sau:

    Nếu câu hỏi chỉ là: "Có điều khoản nào trong BLTTDS cho phép luật sư yêu cầu hoãn phiên tòa phúc thẩm khi được triệu tập lần thứ hai hay không?". Thì câu trả lời là không có điều luật nào quy định cụ thể như vậy. Nhưng Luật sư có quyền đưa ra yêu cầu đó nếu họ đưa ra được căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở và vì họ là người có quyền và nghĩa vụ giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

    Còn theo quy định tại khoản 2 Điều 266 BLTTDS và tiểu mục 2.1 mục 2 Phần III Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP thì về nguyên tắc, người kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì bị cao là từ bỏ việc kháng cáo (với điều kiện là họ đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai) và Tòa án không được hoãn phiên tòa nữa mà phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.  

    Nhưng cũng tại tiểu mục 2.1 mục 2 Phần III Nghị quyết này còn quy định:

    Toà án cấp phúc thẩm cũng phải hoãn phiên toà đối với người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm thuộc trường hợp hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.

    Mà tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP lại quy định như sau:

    1.2. Đối với những trường hợp đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS, đã được Toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của BLTTDS và đương sự đã chuẩn bị tham dự phiên toà xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày Toà án mở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Toà án để tham dự phiên toà (do thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết…) nên họ không thể có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, thì Toà án cũng hoãn phiên toà.

    Như vậy, nếu người kháng cáo chưa được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập đến lần thứ hai hoặc thuộc trường hợp quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP, thì việc Luật sư yêu cầu và được Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

    Lưu ý là nếu không thuộc trường hợp quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần III của Nghị quyết số 02/2006, nhưng họ chưa được tống đạt hợp lệ giấy triệu tập đến hai lần thì cũng phải hoãn phiên tòa.

    Ví dụ: lần 1 hoãn phiên tòa vì người kháng cáo vắng mặt nhưng họ chưa được triệu tập hợp lệ. Thì đến lần 2 nếu họ vẫn tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng dù họ đã được triệu tập hợp lệ thì vẫn phải hoãn phiên tòa. Vì trong trường hợp này họ chỉ mới được triệu tập hợp lệ mộ lần.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #598351   31/01/2023

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (298)
    Số điểm: 2297
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Luật sư của người kháng cáo xin hoản phiên toà phúc thẩm(Triệu tập lần thứ 2) và được chấp thuận.Đúng luật không?

    Theo em hiểu trong trường hợp này anh đang hỏi về triệu tập lần thứ hai nhưng vắng mặt phải không ạ.

    Theo quy định hiện nay, tại lần triệu tập hợp lệ thứ hai đến phiên tòa sơ thẩm: Đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa anh nhé.

     

     
    Báo quản trị |