Luật sư có quyền chứng thực …?

Chủ đề   RSS   
  • #292517 21/10/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Luật sư có quyền chứng thực …?

    Năm 2008, ông MNS đến văn phòng luật sư NĐĐ (phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) để lập giấy cam kết với nội dung toàn bộ bảy thửa đất mà ông đang đứng tên được mua từ nguồn tiền của ông TT (quốc tịch Trung Quốc), ông chỉ là người đứng tên giùm trên các giấy đỏ.

    Giấy cam kết của ông S. còn ghi nhận việc định đoạt đối với bảy thửa đất trên chỉ được thực hiện khi có văn bản yêu cầu của ông T. Nếu ông S. qua đời mà chưa chuyển giao quyền sử dụng đất cho ông T. thì văn bản cam kết này chính là bằng chứng để những người thừa kế của ông S. tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với ông T.

    Luật sư NĐĐ đã lập văn bản “chứng thực của văn phòng luật sư” có ký tên, đóng dấu đầy đủ với các nội dung: “Chứng thực ông S. đã tự nguyện lập bản cam kết này, đã ký tên và điểm chỉ ngón trỏ phải vào bản cam kết này trước sự có mặt của tôi, phục vụ cho việc xác định quyền sở hữu do tôi đứng tên đại diện để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết”; “theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm lập bản cam kết ông S. có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”...

    Một trường hợp khác, năm 2008, luật sư NĐĐ cũng lập “văn bản chứng thực của văn phòng luật sư” cho cam kết của ông NGT với nội dung ông T. thừa nhận mình chỉ là người đứng tên tài sản giùm người khác.

    (Theo Pháp luật TP)

    Nghị định 79 quy định:

    * UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm:

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

    -  Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    * Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm:

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ;

    - Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ;

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

    -  Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    Như vậy, thẩm quyền chứng thực trong trường hợp này thuộc về UBND cấp xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện.

    Rõ ràng, việc chứng thực của luật sư không những là trái pháp luật mà còn gây ra hệ quả xấu, người dân sẽ hiểu sai về thầm quyền chứng thực và cứ nghĩ luật sư có quyền đó … để rồi rủi ro pháp lý cuối cùng đẩy về người dân.

    Sai phạm là như thế vậy sẽ xử lý "luật sư chứng thực" như thế nào!!! 

     
    9567 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #292522   21/10/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Nước ngoài quền hạn của luật sư rộng hơn, được quyền chứng thực.

    Còn trường hợp trên thì em nghĩ là văn bản chứng thực đó không có giá trị pháp lý (về mặt chứng thực) thôi, quan hệ này là quan hệ dân sự. Trừ khi Luật Luật sư có quy định #:).

     
    Báo quản trị |  
  • #292535   21/10/2013

    ViVanThuong
    ViVanThuong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình xin có một số góp ý như sau:

    Đã gọi là thẩm quyền chứng thực thì chỉ những cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị. ( Trong Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2005 đã quy định rõ thẩm quyền của các cấp nên nhưng cơ quan không được quy định trong Nghị đình này sẽ không có thẩm quyền chứng thực )

    Như vậy, việc chứng thực của Luật sư là trái với Luật Luật Sư năm 2006 ( sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực ngày 01/7/2013), trái với Quy định tại NĐ 79/2007/NĐ-CP. Vậy đó là hành vi vi phạm, không được pháp luật thừa nhận. 

    Cho nên, việc chứng thực của Luật sư sẽ không có giá trị pháp lý, nếu bị khiếu nại, lúc đó Luật sư sẽ là người phải chịu một chế tài tương xứng với mức độ, hành vi vi phạm của mình gây ra.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ViVanThuong vì bài viết hữu ích
    duchieu (21/10/2013)
  • #292553   21/10/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Theo mình thì ở đây chứng thực cái cam kết này có lẽ không đúng. Mà gọi là người làm chứng thì đúng hơn.

     
    Báo quản trị |