Luật sư có phải là công chức?

Chủ đề   RSS   
  • #562705 16/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Luật sư có phải là công chức?

    Luật sư và công chức

    Luật sư có phải là công chức? - Ảnh minh họa

    Nhiều người vẫn nhầm tưởng Luật sư là một chức vụ thuộc cơ quan nhà nước và người làm luật sư sẽ là công chức. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết sự khác biệt giữa hai đối tượng này.

     

    Căn cứ:

    - Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012)

    - Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019)

     

    1. Khác biệt giữa luật sư và công chức

     

     

    Luật sư

    Công chức

    Bản chất

    Một ngành nghề

    Một chức danh

    Tiêu chuẩn

    Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

    (Điều 10 Luật luật sư 2006)

    Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các tổ chức chính trị, xã hội.

    (Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019)

    Được quản lý trực tiếp bởi

    - Tổ chức hành nghề luật sư

    - Bộ Tư pháp

    - Cơ quan Nhà nước đang công tác

    - Tổ chức chính trị, xã hội đang công tác

    Phạm vi công việc

    - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa.

    - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

    - Thực hiện tư vấn pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

    - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư.

    (Điều 22 Luật luật sư 2006)

    - Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

    - Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    - Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

    -Chấp hành quyết định của cấp trên.

    - Các công việc khác theo quy định của pháp luật.

    (Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008)

    Hưởng lương

    - Theo hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư, hoặc

    - Theo doanh thu khi tự mở tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.

    Được Nhà nước chi trả theo ngạch, hệ số.

    Căn cứ chấm dứt tư cách

    Khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề

    - Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.

    - Về hưu

     

    2. Giữa công chức và luật sư có liên hệ như thế nào?

    Về nguyên tắc, pháp luật không cho phép một người đang là cán bộ, công chức trở thành luật sư. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 17 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012):

    "4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

    ...

    b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    ..."

    Đối với người đã từng là cán bộ, công chức nay đã thôi giữ chức vụ, cứ Điều 13 Luật luật sư, những người sau đây sẽ được miễn thực tập hành nghề luật sư:

    Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

    - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát

    - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 16/11/2020 10:26:42 SA
     
    4095 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận