Luật sư có phải đối tượng được Nhà nước ưu tiên tiêm vắc xin?

Chủ đề   RSS   
  • #572496 22/06/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Luật sư có phải đối tượng được Nhà nước ưu tiên tiêm vắc xin?

    Luật sư có phải đối tượng được Nhà nước ưu tiên tiêm vắc xin?

    Luật sư có phải đối tượng được Nhà nước ưu tiên tiêm vắc xin?

    Nhân dịp dư luận ngành Luật đang xôn xao trước công văn “xin” được tiêm vắc xin của Hội Luật sư, mình xin trích lại danh sách đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ để các bạn tiện đánh giá!

    Danh sách này gồm 9 nhóm đối tượng:

    1. Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:

    - Người làm việc trong các cơ sở y tế;

    - Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

    - Quân đội; Công an.

    2. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

    3. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

    4. Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người

    5. Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi

    6. Người sinh sống tại các vùng có dịch

    7. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội

    8. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài

    9. Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch

    Xin hỏi, ta có thể xếp Luật sư vào nhóm nào trong 9 nhóm này?

    Với các luật sư, họ viện dẫn lý do tại một số văn bản chỉ đạo của từng tỉnh, thành phố, nghề luật sư được xếp vào danh sách những hoạt động thiết yếu được tiếp tục hoạt động trong thời gian cao điểm chống dịch.

    Chẳng hạn, theo tinh thần Công văn 3786/SYT-NVY hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND TP. HCM, Sở Y tế TP.HCM liệt kê những ngành nghề sau đây không bị ngưng hoạt động trong khi thành phố siết chặt các biện pháp an toàn dịch bệnh:

    - Các cơ sở kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông, các cửa hàng kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc; cơ sở khám, chữa bệnh (trừ các phòng khám thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ, các hoạt động thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở: bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa)

    - Kinh doanh dược và quốc phòng, an ninh; ngân hàng, các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, kho bạc; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông; dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường… (còn nữa)

    Tuy nhiên, nếu nói rằng vì nghề luật sư là nghề “thiết yếu”, vậy những ngành nghề khác, hoạt động dịch vụ, kinh doanh khác như ngân hàng, kinh doanh dược, thu gom xử lý chất thải liệu có ít nguy cơ lây nhiễm hơn nghề luật sư không?

    Mời bạn đọc cho ý kiến trên tinh thần xây dựng!

     
    743 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (22/06/2021) TranTamDuc.1973 (22/06/2021) ntdieu (22/06/2021) ThanhLongLS (22/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572504   22/06/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Nếu nói về "cần thiết" nói chung, thì ngành nghề nào cũng cần thiết ở khía cạnh nào đó cho một nhóm đối tượng nào đó. Xét theo góc nhìn này, Luật sư cũng không phải là thiết yếu hơn so với các nhân viên hành chính văn phòng khác.

    Xét về nguy cơ bị lây nhiễm và lây nhiễm cho người khác, thì LS trong 50% các trường hợp có thể tránh tiếp xúc được bằng cách trao đổi online. Trong 50% các trường hợp khác thì LS buộc phải tiếp xúc trực tiếp nên cũng có nguy cơ, nhưng trong những trường hợp này về cơ bản LS hoàn toàn có thể tuân thủ 5K, nên nguy cơ này cũng y chang như các công việc hành chính khác.

    Ý kiến cá nhân: LS không nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (22/06/2021) hungmaiusa (22/06/2021)