LUẬT SƯ CHO EM HỎI CÓ CHỮ KÝ TRÊN VĂN BẢN NHƯNG KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ?

Chủ đề   RSS   
  • #307377 18/01/2014

    suppriq

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    LUẬT SƯ CHO EM HỎI CÓ CHỮ KÝ TRÊN VĂN BẢN NHƯNG KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ?

    Luật sư cho em hỏi ?

    - Trong lúc làm thánh đường Ba em có cho thánh đường mượn tiền và có làm giấy nợ. trong giấy nợ có ba em, ông Cả Thánh đường và thầy giáo ký tên nhưng không có xác nhận của chính quyền địa phương . Ông giáo cả và thầy giáo là người ở trong ban quản trị thánh đường. 

    - Bây giờ ba em đã mất, em có cầm giấy nợ gặp ông cả và thầy giáo đòi lại số tiền thì ông giáo cả và thầy giáo không hoàng trả lại số tiền đã nợ. vậy xin hỏi luật sư giấy nợ có giá trị không về mặt pháp lý ? xin cám ơn.

     
    5361 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #307508   20/01/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Tôi không phải người Công giáo nhưng theo những gì tôi biết thì có thể tư vấn cho bạn như sau:

    Ban Trị sự (bạn gọi là Ban Quản trị) là đại diện cho Thánh Đường nên những người trong Ban trị sự đã xác nhận vào giấy nợ thì giấy đó có giá trị với Thánh Đường và có nghĩa Thánh Đường nợ chứ không phải những người xác nhận. Vì đây là việc bên Đạo nên tôi nghĩ bạn nên từ tốn trình bày với các chức sắc trong Ban Trị sự để Ban Trị sự thu xếp giải quyết và tôi tin họ sẽ giải quyết thấu đáo cho bạn.

    Với nội dung bạn hỏi về tính pháp lý: Các cơ cấu tổ chức trong Xứ Đạo không được pháp luật trực tiếp điều chỉnh (ví dụ: Trong Công ty là Giám đốc hoặc Ban Lãnh đạo đại diện, khi họ xác nhận thì có nghĩa Công ty xác nhận) nên giấy nợ như vậy chưa có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, ít nhất giấy nợ bạn nêu cũng có giá trị chứng cứ về số tiền bố bạn đã chi cho Thánh Đường.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    suppriq (20/01/2014)
  • #307545   20/01/2014

    suppriq
    suppriq

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    em xin trân trọng cám ơn luật sư đã thành tâm trả lời.

    Kính Thưa luật sư :

    - nếu em đã cố gắng trình bày với các chức sắc trong Ban Trị Sự nhưng Ban Trị Sự không giải quyết thì em phải làm sao ? 

    - xin luật sư hướng dẫn em. em trân trọng cám ơn luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #307960   23/01/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Đây là quan hệ dân sự nên nếu thương lượng, hòa giải không được thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, như hôm trước tôi đã tư vấn cho bạn, bạn rất nên cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định khởi kiện trong trường hợp này vì lý do tín ngưỡng của bạn.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    suppriq (27/01/2014)
  • #308536   07/02/2014

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Chào bạn!

    Theo những gì bạn trình bày, tôi xác định đây là giao dịch vay mượn dân sự. Có 3 vấn đề có thể xảy ra như sau:

    - Trong giấy vay nợ này có điều khoản nào làm phát sinh nghĩa vụ giao nhận và nghĩa vụ thanh toán không? Nếu có điều khoản này thì chúng ta phải xem xét cụ thể và có giải pháp hợp lý.

    - Trong hàng thừa kế, ngoài bạn ra, ý chí của những người khác như thế nào? Các di sản thừa kế khác được chia theo di chúc hay được chia theo pháp luật? Giá trị vay nợ này đã được xác định là di sản thừa kế chưa?

    - Ban Trị sự đã nêu lý do gì để từ chối thanh toán? Bạn đã trình bày với những chức sắc tôn giáo có liên quan chưa? ý kiến của họ thế nào?

    Tuy có vấn đề tế nhị vì liên quan đến tôn giáo, nhưng bản chất quan hệ vẫn là giao dịch dân sự nên bạn cần xem xét kỹ theo 3 vấn đề có thể xảy ra đó để thương lượng, hòa giải. Giấy vay nợ không có xác nhận của UBND xã vẫn có thể thỏa mãn điều kiện là chứng cứ tại tòa án.

    Chúc bạn thành công

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com