- Để nhận biết lỗi vô ý gây thương tích trong các tội xâm phạm sở hữu, thì cung giống như đối với các tội khác, là phải căn cứ quy định tại ĐIều 10 BLHS và lý luận của khoa học luật hình sự về nó thôi.
Còn trong thực tiễn thì có thể lấy vi dụ như một người thực hiện hành vi trộm cắp bị phát hiện bắt quả tang. Vì lo sợ nên người đó cố vùng chạy và không may làm cho người đang giữ mình bị ngã gây ra thương tích. Đơn giản vậy thôi.
- Còn khi nào thì dấu hiệu hậu quả thương tích do hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản cấu thành tội Cố ý gây thương tích?
Câu hỏi lạ nhỉ? Và câu trả lời là chẳng có khi nào cả. Bởi đã dùng vũ lực để chiếm đoạt thì cấu thành tội Cướp tài sản. Mà tội Cướp tài sản quy định dấu hiệu gây thương tích là một trong những tình tiết định khung tăng nặng. Nên căn cứ vào mức độ thương tích để xác định nó thuộc khung tăng nặng nào, chứ không bao giờ cấu thành tội cố ý gây thương tích cả.
Chỉ trong trường hợp sau khi đã cướp được tài sản, bị đuổi bắt hoặc vì sợ bị đuổi bắt hoặc vì lý do khác mà người phạm tội gây ra thương tích cho người khác thì hành vi gây thương tích đó mới cấu thành tội cố ý gây thương tích nếu có đủ yêu tố cấu thành. Nhưng trong trường hợp này thì hành vi dùng vũ lực đó không phải là
để chiếm đoạt tài sản nữa mà là để tẩu thoát.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!