luật sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #424897 17/05/2016

    maihuong96

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2016
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    luật sở hữu trí tuệ

    so sánh hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 

    em cảm ơn ạ !!

     
    2607 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433255   11/08/2016

    Chào bạn, mình xin đưa ra một số điểm để bạn phân biệt rõ hai loại hợp đồng trên như sau:

     

    Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN

    Bản chất

    Chuyển giao quyền sử dụng

    Chuyển giao quyền sở hữu (quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt)

    Đối tượng và phạm vi

    1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

    2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

    3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

    4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

    5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

     

    1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

    2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

    3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

    4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

    5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế

     

    Hiệu lực của hợp đồng

    Khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

    Hợp đồng có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

     

    Nguyễn Thị Thu Trang

    SĐT: 0988076166 | email: nguyentttrang95@gmail.com

     
    Báo quản trị |