LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Chủ đề   RSS   
  • #404035 27/10/2015

    ngochan1511

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Mõi người giúp mình với ạ. mình cám ơn nhiều 

    Các nhận định sau đúng hay sai và giải thích ?

    a.     Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ.

     

    b.     Tác giả tác phẩm phái sinh có quyền nhân thân quy định tại khoản 1,2,4 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ.

    c.      Tên thương mại không chứa thành phần tên riêng thì không được bảo hộ.

    d.     Hành vi sử dụng sáng chế mà không xin phép, không trả tiền là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

    e.      Bên nhận li – xăng không được quyền chuyển giao đối tượng Sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba khác.

    Câu 2: Bài tập tình huống.

        Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn ddiwj lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắn Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường.

    -         Anh (chị) hãy xác định hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ hay không?

    -         Trên cơ sở đó, hãy tư vấn các biển pháp phù hợp để hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

     
    4762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #432072   28/07/2016

    Chào bạn, mình xin trả lời câu 1 của bạn như sau: 

    a.     Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ.

    Sai. Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ khi sản phẩm của 2 nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau. Điều này được thể hiện rõ trong quy định của Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 74, Khoản 2, Điểm e:

    Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”

     

    b.     Tác giả tác phẩm phái sinh có quyền nhân thân quy định tại khoản 1,2,4 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ.

     

    Sai. Tác giả tác phẩm phái sinh được hưởng thụ các quyền như thế nào phụ thuộc vào việc tác giả tác phẩm có đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu tác phẩm phái sinh được hình thành không làm phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh thì tác phẩm phái sinh vẫn được bảo hộ theo quy định của quyền tác giả (theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT)

    c.      Tên thương mại không chứa thành phần tên riêng thì không được bảo hộ.

    Sai. Tên thương mại không chứa thành phần tên riêng nhưng được biết đến rộng rãi do sử dụng vẫn có thể được bảo hộ. (theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật SHTT)

    d.     Hành vi sử dụng sáng chế mà không xin phép, không trả tiền là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

    Sai.

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Theo Điều 4 Khoản 12 Luật SHTT)

    Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Theo Điều 4 Khoản 13 Luật SHTT)

    Theo Điều 126 về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, các hành vi bị coi là xâm phạm bao gồm:

    “ 1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

    2.Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”

    Như vậy hành vi sử dụng sáng chế mà không xin phép, không trả tiền là hành vi xâm phạm đối với sáng chế, không phải hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

     

    e.      Bên nhận li – xăng không được quyền chuyển giao đối tượng Sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba khác.

    Sai, trong trường hợp được bên li – xăng cho phép, bên nhận li –xăng được phép chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba khác (theo Khoản 3 Điều 142)

    Trên đây là ý kiến của mình về câu hỏi 1 của bạn. Câu hỏi 2 mình sẽ tìm hiểu thêm và có thể trả lời trong thời gian sớm nhất.

    Nguyễn Thị Thu Trang

    SĐT: 0988076166 | email: nguyentttrang95@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433289   11/08/2016

    Chào bạn, mình xin trả lời câu hỏi thứ hai của bạn như sau:

    Hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 129 Khoản 3 Điểm c Luật SHTT đã quy định: hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: “Sử dụng bất kỳ dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”.

    Ở đây doanh nghiệp X tại Nghệ An nhưng lại thực hiện việc thu mua nước mắm Phan Thiết và các địa phương khác và pha chế đóng chai, dán nhãn là: “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết”. Nhãn này khiến cho nhiều người có khả năng nhầm tưởng nước mắm này có nguồn gốc từ Phan Thiết mặc dù nơi sản xuất cho đến nguồn gốc của nước mắm đều không phải từ Phan Thiết.

    -         Trên cơ sở đó, hãy tư vấn các biển pháp phù hợp để hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

    Tùy theo hậu quả của hành vi xâm phạm mà Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng những biện pháp khác nhau, trong đó tình huống này có thể xem xét đến 3 biện pháp: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính hay biện pháp hình sự

    1.    Biện pháp dân sự

    a, Các biện pháp dân sự:

    1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

    2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

    3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    4. Buộc bồi thường thiệt hại.

    5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

    b, Các biện pháp khẩn cấp tạm thời:

    1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó:

    a) Thu giữ;

    b) Kê biên;

    c) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;

    d) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

    2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

     

    2.    Biện pháp hành chính

    a, Các biện pháp xử phạt hành chính

    1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

    a) Cảnh cáo;

    b) Phạt tiền.

    2. Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;

    b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

    3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

    a) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

    b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.

    b, Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính:

    1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:

    a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

    b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;

    c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

    a) Tạm giữ người;

    b) Tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;

    c) Khám người;

    d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;

    đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    c, Thẩm quyền

    Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

     

    Nguyễn Thị Thu Trang

    SĐT: 0988076166 | email: nguyentttrang95@gmail.com

     
    Báo quản trị |