luật sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #398955 09/09/2015

    thainguyen20

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    luật sở hữu trí tuệ

    em có một tình huống cần các anh/ chị tư vấn giúp ạ.

    Doanh nghiệp E có trụ sở tại 134 Lê Đại Hành, Hải Dương là chủ sở hữu nhãn hiệu " Hòa Hương" cho sản phẩm bánh đậu xanh thuộc nhóm 30. Năm 2011, Doanh nghiệp E phát hiên một cơ sở có tên " Hòa Hương" ( chồng là Hòa, vợ là Hương theo giấy đăng kí kết hôn) có sản xuất, đống gói, phân phối sản phẩm bánh đậu xanh và ghi trên bao gói sản phẩm dòng chữ: " sản xuất và đóng gói tại cơ sở Hòa Hương, 32 Lê Duẩn, Hỉa Dương". Theo quan sát, dòng chữ trên được ghi một cách rõ ràng bên cạnh nhiều yếu tố trang trí khác như hình đĩa bánh đậu xanh bên cạnh ấm trà trên bao gói sản phẩm, khác với cách trang trí của doanh nghiệp E.

     Yêu cầu nêu ý kiến về vụ việc và đề xuất phương án giải quyết cho doanh nghiệp E.

    Vụ việc trên, theo em hiểu thì cơ sở sản xuất Hòa Hương không có hành vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của Doanh nghiệp E vì đây là trường hợp thuộc điểm h Khoản 2 Điều 125 LSHTT: sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả, chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa dịch vụ. Do đó doanh nghiệp E không có quyền ngăn cấm.

    em muốn hỏi các anh có thể tư vấn giúp em là có cách nào tối ưu nhất để doanh nghiệp E không bị ảnh hưởng đến quyền lợi hay không?

    Em xin cảm ơn ạ!

     
    5533 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #398964   09/09/2015

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Em cần nhanh chóng đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do Doanh nghiệp E sản xuất. Theo Luật sở hữu trí tuệ người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sẽ được nhà nước bảo hộ trong phạm vi toàn quốc đối với nhãn hiệu đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, do đó bất kỳ ai sử dụng sản xuất nhái hàng hóa mang nhãn hiệu của công ty này sẽ bị xử phạt hành chính, tịch thu tiêu hủy hàng hóa nhái nhãn hiệu này khi doanh nghiệp bị xâm phạm yêu cầu quản lý thị trường can thiệp.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HoNguyenTruong70 vì bài viết hữu ích
    thainguyen20 (09/09/2015)
  • #398976   09/09/2015

    thainguyen20
    thainguyen20

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cháu cảm ơn chú. nhưng theo cháu hiểu thì chủ sở hữu nhãn hiệu nghĩa là nhãn hiệu đó đã được đăng kí bảo hộ. cháu hiểu như vậy có đúng không ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #433294   11/08/2016

    Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau, mình cũng đồng tình với quan điểm của bạn rằng hành vi của cơ sở Hòa Hương không phải hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ về các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa có quy định rõ các hành vi sau được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

    a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

    b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

    c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

    d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

     

    Tuy nhiên trong trường hợp trên Hòa Hương không phải tên nhãn hiệu của hãng bánh đậu xanh, đồng thời các chỉ dẫn thương mại khác đều khó có thể gây nhẫm lẫn đối với người tiêu dùng, do đó, không thể kết luận đây là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Doanh nghiệp E.

     

    Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của mình, nếu như không thể dựa vào hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, bạn có thể đưa ra căn cứ chứng minh đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ về việc sử dụng chỉ dẫn thương mại (tên gọi Hòa Hương trên bao bì sản phẩm) gây nhầm lẫn với xuất xứ của sản phẩm.

     

    Trên đây là một số ý kiến của mình, hy vọng cùng bạn chia sẻ thêm.

    Nguyễn Thị Thu Trang

    SĐT: 0988076166 | email: nguyentttrang95@gmail.com

     
    Báo quản trị |