Luật sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #369600 29/01/2015

    hientuoitoan

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sở hữu trí tuệ

    Cho cháu hỏi: ông A đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng thành công dưa hấu hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo, sản phẩm có thể sản xuất với số lượng lớn. vậy hình dáng dưa hấu hồ lô do ông A sáng tạo ra có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không ạ? và hình dáng dưa hấu hồ lô ấy có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không ạ? cháu cảm ơn ạ.

     
    5783 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369906   01/02/2015

    trinhvanlen
    trinhvanlen

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    mình nghĩ là không được đâu bạn ạ :)

     

    Cập nhật bởi trinhvanlen ngày 01/02/2015 12:11:59 SA sai chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #430077   07/07/2016

    Thaodinh94
    Thaodinh94

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: "Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm".

    Theo đó hình dáng dưa hấu hồ lô do ông A sáng tạo ra cũng có thể được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và sẽ được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả (theo điểm g, khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sđbs 2009). 

    Về vấn đề bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp, hình dáng dưa hấu hồ lô do ông A sáng tạo ra khó có thể làm mẫu để tiến hành sản xuất hàng loạt, chưa đảm bảo được điều kiện về "khả năng áp dụng công nghiệp" theo khoản 3 Điều 63 và Điều 67 Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, nó sẽ không được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.

     

     

    Cập nhật bởi Thaodinh94 ngày 07/07/2016 02:19:49 CH sửa sai

    Ms. Đinh Phương Thảo

    Tel: 01656062870 Email: 94phuongthao@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #448936   07/03/2017

    Chào bạn.

    Căn cứ vào thông tin mà bạn đã cung cấp, tôi xin có một số góp ý như sau:

    ·        Căn cứ pháp lý:

    Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

    Luật sở hữu trí tuệ SĐBS năm 2009

    Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan và nghị định 85/2011/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung nghị định này.

    ·        Vấn đề tư vấn:

    Thứ nhất, hình dáng dưa hồ lô do ông A sáng tạo ra có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, quy định: "2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm." và Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 "Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng kí hay chưa đăng kí". Như vậy, điều kiện để được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đó là tính mới, tính sáng tạo, tính hữu ích.

    Theo như nội dung cung cấp thì tác phẩm được xem xét là hình dáng dưa hấu hồ lô do ông A sáng tạo ra. Hiện nay trên thị trường đã có dưa hấu hình dáng hồ lô nên không đảm bảo tính mới. Thêm vào đó, xét khía cạnh tính năng hữu ích của tác phẩm này: hình dáng dưa hấu mà ông A sáng tạo ra chỉ đáp ứng được nhu cầu về mặt thẩm mĩ đó là nhìn mới lạ, bắt mắt từ đó thu hút khách hàng chứ nó không làm thay đổi về chất lượng của quả dưa như: độ ngọt, ít hạt… Cho nên nếu xét về tính năng hữu ích của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì hình dáng của dưa hấu hồ lô chưa đáp ứng được yêu cầu này. Do đó hình dáng dưa hấu hồ lô của ông A không được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và không được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này.

     Thứ hai, hình dáng dưa hấu hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?

     

    Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009  và điều 63 luật SHTT 2009, để hình dáng quả dưa hấu hình hồ lô được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 tiêu chí:

    • Có tính mới,

    • Có tính sáng tạo,

    • Có khả năng áp dụng công nghiệp

    Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Hình dáng dưa hấu hồ lô khó có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn trên thực tế.

    Do đó, trong trường hợp này, hình dáng quả dưa hấu hồ lô không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp.

    Hiện tại, do các thông tin bạn cung cấp còn hạn chế, nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như vậy.Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

    Trân trọng,

    Chuyên viên tư vấn Ngô Thị Phúc

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |