Luật phòng, chống tham nhũng phải phù hợp thực tiễn

Chủ đề   RSS   
  • #225318 09/11/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật phòng, chống tham nhũng phải phù hợp thực tiễn

     




    Sáng 9/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nội dung buổi làm việc quan trọng này được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. 
     

     

    Tại phiên thảo luận, các ý kiến nhận xét Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống tham nhũng. Qua sáu năm thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực trên các phương diện hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác này.
     
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng đánh giá Luật phòng, chống tham nhũng đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
     
    Một số ý kiến phân tích, nêu lên một trong những nguyên nhân là một số biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng chưa có cơ chế vận hành cụ thể, gây khó khăn, lúng túng cho việc tổ chức thực hiện. Các ý kiến thể hiện sự tán thành với đề nghị của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng trên cơ sở tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng, sâu sắc việc thi hành Luật phòng, chống tham nhũng trong sáu năm qua.
     
    Một số ý kiến cho rằng nội dung của dự án Luật sửa đổi lần này cần bám sát vào những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật cũng như trong Báo cáo sơ kết thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, kiên quyết khắc phục tính hình thức, khẩu hiệu trong các quy định. Việc sửa đổi phải bảo đảm các quy định phù hợp với thực tiễn, nhất là phải toàn diện, đầy đủ và cụ thể thì mới tạo điều kiện cho công tác tổ chức thực hiện, qua đó góp phần phát huy hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
     
    Mở rộng hay thu hẹp phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản?
     
    Xung quanh quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, các đại biểu tập trung phân tích và đề xuất các ý kiến cụ thể để khi Luật đi vào cuộc sống phát huy hiệu quả, tránh tình hình thức.
     
    Đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) có quan điểm về lâu dài cần thiết mở rộng đối tượng kê khai tài sản để đảm bảo sự công bằng. Tuy nhiên đại biểu đánh giá, với phạm vi đối tượng như trong luật hiện hành nhưng chưa thực hiện chắc chắn, việc mở rộng đối tượng trong thời gian tới sẽ khó thực hiện, khó hiệu quả.
     
    Theo đại biểu, điều mấu chốt là nâng cao hiệu quả, bổ sung các biện pháp quản lý kiểm soát có tính khả thi, trong đó đặc biệt chú ý tới các chế tài xử lý vi phạm. Từ những phân tích này, đại biểu tán thành với những quy định trong dự thảo Luật quy định đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, bao gồm người có nghĩa vụ kê khai theo quy định hiện hành, đồng thời bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên.
     
    Vấn đề này, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) có quan điểm khác, cho rằng đối tượng phải kê khai tài sản cần được mở rộng, tất cả cán bộ, công nhân viên chức nhà nước đều cần kê khai tài sản. Theo đại biểu, cán bộ, công chức, viên chức đều có thể liên quan tới quản lý tài sản, tiếp xúc giải quyết công việc của người dân. Đại biểu đánh giá đây là đòi hỏi tất yếu trong công khai, minh bạch thu nhập, làm cơ sở cho việc phòng chống tham nhũng.
     
    Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng ngoài các đối tượng phải kê khai tài sản đã quy định cần bổ sung thêm đối tượng con thành niên của những đối tượng này. Đại biểu đề xuất, dự thảo Luật cần có cơ chế thu hồi tài sản nếu tài sản hiện có vượt quá những thứ đã kê khai mà không chứng minh, không giải trình được.
     
    Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) cũng tán thành với quan điểm đối tượng kê khai cần phải mở rộng. Đại biểu đánh giá việc kê khai minh bạch tài sản trên thực tế vẫn còn hình thức, hiệu quả ngăn chặn tham nhũng thấp. Hơn nữa theo đại biểu, quy định đối tượng phải kê khai tài sản đang bị trống một khoảng lớn đó là các đối tượng liên quan như con thành niên, bố mẹ, anh, chị, em ruột…
     
    Theo đại biểu, đây là một sơ hở vì sẽ có sự dịch chuyển tài sản cho người thân nắm giữ. Do vậy đại biểu đề xuất cần mở rộng đối tượng phải kê tài sản và coi đây là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
     
    Mô hình Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng
     
    Đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) nhất trí với việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Với tính chất, mức độ của tình trạng tham nhũng hiện nay, nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, đại biểu kiến nghị bên cạnh việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương, Quốc hội cần thành lập Ủy ban độc lập phòng, chống tham nhũng.
     
    Ủy ban này có quyền điều tra bất cứ vấn đề gì liên quan đến tham nhũng trong các cơ quan nhà nước, tiếp nhận và xem xét các kiến nghị của công dân, công chức, viên chức về tham nhũng. Ủy ban này có quyền đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố các bị can về các tội danh tham nhũng. Người đứng đầu Ủy ban do Quốc hội phê chuẩn, ngân sách hoạt động của Ủy ban do Quốc hội phê duyệt.
     
    Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) ủng hộ quan điểm không giao chức năng phòng, chống tham nhũng cho cơ quan hành pháp. Theo đại biểu ở nhà nước pháp quyền, trách nhiệm phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan tư pháp hoặc thuộc một cơ quan độc lập do Quốc hội chỉ định hoặc bầu ra thì mới phù hợp.
     
    Trong dự thảo luật, Ban soạn thảo không đề cập về Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, nhưng để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lòng dân, đại biểu đề nghị nghiên cứu thiết kế một điều luật riêng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng. Qua đó thể hiện công tác phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và phải tuân theo pháp luật, đảm bảo tính kế thừa liên tục trong công tác này.
     
    Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị thành lập Ủy ban quốc gia độc lập phòng, chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội, bao gồm các cơ quan chức năng và những người đủ mạnh, đủ tâm, đủ tài để thực hiện có kết quả, hiệu quả đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân.
     
    Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) lại có quan điểm khác, cho rằng thành lập cơ quan chống tham nhũng ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không hợp lý. Theo đại biểu, đấu tranh chống tham nhũng trước hết là trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan Chính phủ và của cả hệ thống chính trị, của người dân. Quốc hội là cơ quan lập pháp và có chức năng giám sát các hoạt động chống tham nhũng của Chính phủ. Do vậy, việc thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không hợp lý.
     
    Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
     
    Đại biểu Mã Điền Cư đánh giá Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành chưa quy định về công khai tài sản, thu nhập mà chỉ quy định việc công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Do đó, những quy định này chỉ mang tính hình thức, tính hiệu quả và tính khả thi không cao, không kiểm soát được tài sản thu nhập cũng như không phát huy được tác dụng trong phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.
     
    Đại biểu nêu lên một thực tế cho thấy những vụ tham nhũng không được phát hiện nhiều tại nơi làm việc, mà đa số từ phía nhân dân và giới báo chí. Đại biểu đề nghị cần đưa chế định về công khai bảng kê khai tài sản, thu nhập cả nơi người có nghĩa vụ thường xuyên làm việc, công tác và nơi cư trú. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Theo đó, cần có những quy định về quy trình, thủ tục công khai nơi cư trú thật chặt chẽ, tránh lạm dụng vào mục đích tiêu cực.
     
    Không cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Viết Nhiên cho rằng, không nên công khai bản kê khai tài sản cả nơi cư trú vì lo sợ bị đối tượng xấu lợi dụng. Hơn nữa, đại biểu cho rằng tại nơi cư trú nếu chỉ căn cứ vào bảng kê khai tài sản, thu nhập để giám sát, phát hiện ra việc kê khai thiếu trung thực là khó thực hiện được.
     
    (Theo TTXVN)
     

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    3676 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #223641   01/11/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chống tham nhũng: Phải thay đổi cách đánh và người đánh!

    Chống tham nhũng: “Phải thay đổi cách đánh!”

    “Kết luận của Đảng nói rằng tham nhũng đang thách thức sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Tôi muốn nói thêm là tham nhũng cũng đang thách thức Quốc hội, nguy hiểm hơn là thách thức sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân”, đại biểu Trần Đình Nhã phát biểu tại phiên thảo luận sáng1/11.

    Đều sốt ruột cao độ trước kết quả hết sức khiêm tốn của công tác phòng chống tham nhũng, mỗi vị đại biểu ở phiên thảo luận này dường như đều nỗ lực để tìm cách tiếp cận sâu hơn ở cả xem xét nguyên nhân cũng như đề xuất giải pháp.

    “Khi tôi đi tiếp xúc cử tri, cử tri lo lắng, hoài nghi bức xúc, nhất là các chú cán bộ hưu trí nói trước đây Chính phủ, Nhà nước quản lý điều hành các tổng công ty, tập đoàn còn hiện nay hình như là ngược lại, các tổng công ty, tập đoàn điều hành lại Chính phủ, Nhà nước và việc phòng, chống tham nhũng chủ yếu chỉ là hình thức”, đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) phát biểu.

    Cũng phản ánh bức xúc của nhân dân trước tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) quả quyết, “cử tri bức xúc cho rằng đây là quốc nạn, là nguy cơ lớn đối với đất nước, cần phải diệt chứ không phòng chống gì nữa”.

     

    Chống một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố như thế nào thì cũng phải được phép áp dụng như vậy để điều tra chống tham nhũng.Đại biểu Quốc hội Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế)

     

    Theo nhận xét của đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) thì cơ quan chống tham nhũng đang bị chia cắt, yếu ớt. Ông Nam đề nghị Quốc hội phải có cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng. 

    Đề cập quy định mới về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, có thể chuyển cơ quan này về Đảng nhưng phải có một lực lượng điều tra chuyên trách về chống tham nhũng, độc lập cả với công an, như thành lập ủy ban điều tra chống tham nhũng để “bắt những ông lớn”. “Con mèo nó ăn miếng mỡ thì đã bắt được rồi, còn con cọp bắt con heo thì chưa ai bắt được”, đại biểu Thuyền phát biểu.

    Đại biểu Trần Đình Nhã phân tích, để đấu tranh trực diện với tội phạm về tham nhũng, nhà nước đã tổ chức cả một bộ máy cơ quan tư pháp, cơ quan điều tra hùng hậu. Năm qua, tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ, trong đó số hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm khoảng 34%.

    “Nếu chỉ nhìn vào số liệu nói trên sẽ thấy nghịch lý là tội phạm tham nhũng ở Việt Nam chỉ xét xử được chừng ấy, lại toàn loại án nhẹ nhưng tại sao chỗ nào cũng bức xúc về tham nhũng. Hay do ta đang bôi đen, thổi phồng tình hình tham nhũng. Nhưng tôi không nghĩ thế, Chính phủ cũng không nghĩ thế khi Chính phủ báo cáo Quốc hội số vụ điều tra, phát hiện chưa tương xứng với thực tế”, ông Nhã nói tiếp.

    Theo ông, tham nhũng đang thách thức nhà nước, nhân dân đánh vào tình cảm, danh dự của nhân dân, đang “buộc chúng ta phải tuyên chiến”. Nhưng “cuộc chiến chưa xảy ra hoặc nếu xảy ra thì cũng chưa đáng kể lắm vì chưa có ai thương vong gì nhiều. Tôi đề nghị Quốc hội nên bàn và có phương án tác chiến cụ thể hơn”, vị đại biểu Thừa Thiên - Huế mạnh mẽ bày tỏ quan điểm.

    Với suy nghĩ muốn chống tham nhũng, phải thay đổi cách đánh và người đánh, đại biểu Nhã đề nghị phải xem tham nhũng như tội xâm phạm an ninh quốc gia.

    "Chống một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố như thế nào thì cũng phải được phép áp dụng như vậy để điều tra chống tham nhũng. Đánh tham nhũng phải đánh từ ngoài vào, đánh từ trên xuống, cấp trung ương sẽ đánh tham nhũng ở cấp tỉnh, tỉnh đánh xuống huyện, huyện thì đánh xuống xã", ông Nhã gợi ý.

    Việc tổ chức lại lực lượng chủ công, đại biểu Nhã cho rằng lập Ban chỉ đạo Trung ương do Tổng bí thư đứng đầu là cần thiết để lãnh đạo cuộc chiến này. Song, bàn về lực lượng trực tiếp "tác chiến", vị đại biểu này bày tỏ ủng hộ ý kiến cho rằng đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm chống tham nhũng. Chỉ tập trung vào điều tra các tội là tội tham ô, hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

    Cũng theo đề xuất của đại biểu Nhã thì đây sẽ là một cơ quan độc lập giống như Kiểm toán Nhà nước. Chỉ tập trung xử lý tố giác tội phạm tham nhũng, có thể điều động hoặc nhận biệt phái các điều tra viên trong các cơ quan tư pháp khác.

    "Các điều tra viên, trinh sát viên phải được độc lập trong phòng chống tham nhũng. Họ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn cung cấp thông tin và các yêu cầu của họ buộc phải được thi hành, có thể lập văn phòng ở tại địa phương, thậm chí tại các cơ quan dễ xảy ra tham nhũng và độc lập từ ngân sách nhà nước", ông Nhã nhấn mạnh.

    Đề nghị tiếp theo được ông đưa ra là khi ban hành nghị quyết về công tác tư pháp thì Quốc hội nên yêu cầu các cơ quan tư pháp không xử án treo, án xét xử không giam giữ với bất kỳ vụ án tham nhũng nào. Đồng thời không tha trước thời hạn cho bất cứ đối tượng tham nhũng nào.

    “Xin Quốc hội hãy tỏ rõ thái độ không chỉ bằng lời nói”, đại biểu Nhã kết thúc 7 phút phát biểu.

     

    Dân gian nói, đi đêm có ngày gặp ma, nhưng đối tượng tham nhũng đã tính toán hết đường đi nước bước, từ liên doanh trong nội bộ, liên thông liên kết từ dưới lên trên.Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh)

     

    Vẫn thái độ “tuyên chiến” với tham nhũng, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị phải thu hồi được tất cả mọi tài sản từ tham ô, đừng để họ nghĩ là có thể "hy sinh đời bố củng cố đời con".

    “Từ những nhiệm kỳ trước, tôi đã chất vấn về tỷ lệ thu hồi được từ các vụ án tham nhũng mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đạt được bao nhiêu phần trăm trên tổng số vụ việc số tài sản bị tham nhũng. Đáng tiếc thay, cho đến nay đã 3 nhiệm kỳ sắp trôi qua, tôi chưa hề nhận được con số trả lời cụ thể nào từ cá nhân hay đơn vị có thẩm quyền”, nữ đại biểu phàn nàn.

    “Dân gian nói, đi đêm có ngày gặp ma, nhưng đối tượng tham nhũng đã tính toán hết đường đi nước bước, từ liên doanh trong nội bộ, liên thông liên kết từ dưới lên trên. Khi bị phát hiện họ thực hiện 3 chạy: chạy án, chạy tội, chạy tù”. Sau một loạt phân tích, đại biểu Khá dùng hình ảnh “mưa đã có ô, lạnh đã có áo” để dẫn chiếu cho các quan ngại của mình.

    Ngày 2/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012.

    Theo: Vneconomy.vn

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |