Chào bạn Khanhhp1995.
Chào mọi người, mình có câu hỏi này mong mọi người giải đáp giúp mình với.
Công ty A bảo lãnh cho công ty B vay tiền ngân hàng C để mua 1 chiếc ô tô.
Công ty B đã dùng chiếc ô tô này cầm cố tại ngân hàng C để vay tiền lần 2.
Đến hạn, công ty B không trả tiền cho ngân hàng C, ngân hàng C đã bán đấu giá chiếc ô tô nhg vẫn không đủ số tiền đã cho vay. Ngân hàng C yêu cầu công ty A phải trả nốt số tiền mà công ty B chưa trả.
Trong tình huống bài tập này nên chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: tài sản thế chấp (dù có bảo lãnh) là chính chiếc xe ô tô.
Trường hợp 2: tài sản thế chấp để bảo lãnh là tài sản khác.
a. Hỏi ngân hàng C cho công ty B cầm cố chiếc ô tô có đúng pháp luật không? Tại sao?
-Nếu thuộc trường hợp 1 thì ngân hàng đã sai vì tài sản thế chấp có thể bảo đảm cho nhiều khoản vay, nhưng giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn tổng số tiền các khoản vay.
-Nếu thuộc trường hợp 2 thì ngân hàng đúng vì tài sản là xe ô tô thuộc quyền sở hữu của công ty B và chưa có thế chấp cho ai.
b. Công ty B có phải trả tiền cho ngân hàng không? Tại sao
Nếu tiền bán tài sản bảo đảm không đủ thì công ty B vẫn có nghĩa vụ trả nợ còn lại; nếu B không trả hoặc không có khả năng trả thì A là người bảo lãnh phải trả thay. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm là độc lập với nhau.