Luật lao động về công việc độc hại!

Chủ đề   RSS   
  • #66478 02/11/2010

    banvoimoinguoi

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật lao động về công việc độc hại!

    Chào luật sư!

    Hiện nay em đang làm tại bộ phận mạ của công ty.Công việc phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại hóa chất.

    Em muốn hỏi về các chế độ bồi dưỡng độc hại cụ thể theo quy định của pháp luật cho anh em công nhân tại bộ phận mạ.

    Cảm ơn luật sư!

     
    25100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67110   05/11/2010

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,

    Do bạn không nói rõ hiện bạn là người lao động làm đang việc trong doanh nghiệp nào nên tôi chỉ đưa ra các quy định đối với trường hợp của bạn như sau:

    Trường hợp

    Người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước

    Người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp

    Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam

    Căn cứ pháp lý

    Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước

    Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

    Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam

    Được sửa đổi, bổ sung bằng ->

     Thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXHngày 16/09/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương

    Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.

    Đối tượng, phạm vi áp dụng

    - Phạm vi điều chỉnh

    1. Công ty Nhà nước được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:

    - Tổng công ty Nhà nước;

    - Công ty Nhà nước độc lập;

    - Công ty mẹ là công ty Nhà nước trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt đề án thành lập và giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập;

    - Công ty mẹ là công ty Nhà nước trong Tổng công ty hoặc công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

    Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn kinh tế trong thời gian chưa chuyển đổi và đăng ký lại theo quy định tại Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

    - Công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn Nhà nước thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

    3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và các tổ chức của Nhà nước đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty Nhà nước.

    Các công ty, tổ chức quy định nêu trên gọi chung là công ty.

     

    - Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

    2. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), thành viên Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng)”.

     

    - Đối tượng, phạm vi áp dụng tiền lương theo quy định tại Thông tư này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các tổ chức sau:

    1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bao gồm:

    a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;

    b) Công ty cổ phần;

    c) Công ty hợp danh;

    d) Doanh nghiệp tư nhân.

    2. Tổ chức và cá nhân có thuê mướn lao động, bao gồm: Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác.

    Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, đơn vị và cá nhân nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp.

     

    - Đối tượng, phạm vi áp dụng tiền lương theo quy định tại Thông tư này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các tổ chức sau:

    1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

    2. Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng liên doanh với nước ngoài và tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

    3. Nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) của nước ngoài nhận thầu các công trình tại Việt Nam;

    4. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên Hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực có thuê lao động, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

    5. Văn phòng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;

    6. Văn phòng đại diện và văn phòng dự án của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài;

    7. Văn phòng các dự án nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài, văn phòng đại diện các tổ chức: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật của nước ngoài; Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

    8. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam có thuê lao động.

     

    Thang lương, bảng lương và Phụ cấp lương

    Áp dụng các thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo quy định tại:

    Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước và các thông tư hướng dẫn thực hiện cho đến khi có quy định mới

    - Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.

    Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:

    - Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;

    - Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    - Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.

    Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (kể cả thang lương, bảng lương được sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng trong doanh nghiệp,

    - Phụ cấp lương

    Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng.

    Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”

     

     

     

     

    Như vậy có 2 trường hợp xảy ra:

    - Trường hợp 1: Người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp phải áp dụng thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo quy định của công ty Nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 khi đó chế độ các chế độ phụ cấp lương trong đó phụ cấp độc hại, nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 4 như sau:

    “Điều 4. Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm:

    1. Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

    Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.

    2. Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.

    Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

    3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.

    Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

    4. Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

    Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

    5. Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

    Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ.

    Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm”.

    Và được quy định cụ thể tại Thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ đã quy định chi tiết như sau:

    “MỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

    Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung(*), được quy định như sau:

    Mức

    Hệ số

    Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/10/2004

    1

    0,1

    29.000 đồng

    2

    0,2

    58.000 đồng

    3

    0,3

    87.000 đồng

    4

    0,4

    116.000 đồng

    1. Mức 1, hệ số 0,1, áp dụng đối với:

    - Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm nghề, công việc nhóm I chuyển sang làm nghề, công việc nhóm II của cùng thang lương;

    - Những người đang hưởng lương chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ có thời gian làm việc tại nơi công nhân, nhân viên làm nghề, công việc thuộc nhóm II của các thang lương;

    - Những người đang hưởng lương chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ có thời gian làm việc tại nơi công nhân, nhân viên làm nghề, công việc theo các bảng lương có các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

    + Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc có nồng độ cao, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm;

    + Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh phát sinh từ công nghệ sản xuất, trong điều kiện thời tiết nguy hiểm;

    + Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

    + Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

    2. Mức 2, hệ số 0,2, áp dụng đối với:

    - Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm nghề, công việc thuộc nhóm I hoặc nhóm II chuyển sang làm nghề, công việc thuộc nhóm III của cùng thang lương;

    - Những người đang hưởng lương chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ có thời gian làm việc tại nơi công nhân, nhân viên làm nghề, công việc thuộc nhóm III của các thang lương.

    3. Mức 3, hệ số 0,3, áp dụng đối với:

    - Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm các nghề, công việc thuộc nhóm I hoặc nhóm II chuyển sang làm nghề, công việc thuộc nhóm III của cùng thang lương nhưng phải được xếp loại V theo danh mục nghề đặc biệt độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

    - Những người đang hưởng lương chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ có thời gian làm việc tại nơi công nhân, nhân viên làm công việc thuộc nhóm nghề khai thác mỏ hầm lò;

    4. Mức 4, hệ số 0,4, áp dụng đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm các nghề, công việc thuộc nhóm I hoặc nhóm II chuyển sang làm nghề, công việc thuộc nhóm III của cùng thang lương nhưng phải được xếp loại VI theo danh mục nghề đặc biệt độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

    1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được chi trả cùng kỳ trả lương hằng tháng theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.

    _________

    (*) Hiện nay Mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 thực hiện từ ngày 01/05/2010 là 730.000 đồng/tháng và mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định và được áp dụng đối với:

    1. Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

    2. Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

    3. Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

    4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

    ___________

    Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/200 Về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì “Mạ kẽm” nằm ở điều kiện lao động loại 4.

    Số TT

    Tên nghề, công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    Điều kiện LĐ loại

    Ghi chú

    5

    Mạ kẽm

    Chịu tác động của nhiều loại hơi khí độc: chì, HCl, NH3, NH4OH,NH4Cl,ZnO

     

    4

    Vận dụng:

    QĐ1453

    Mục: Cơ khí

    Chức danh số13

     

    - Trường hợp 2: Người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể chọn một trong 2 cách sau:

    1. Áp dụng thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo quy định của công ty Nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH như trên,

    Hoặc:

    2. Doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương và được quyền tự quy định các khoản phụ cấp lương.

    Do vậy bạn cần xem lại chế độ phụ cấp trong Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Thang lương bảng lương và phụ cấp lương khác,..của doanh nghiệp để biết đơn vị của bạn áp dụng trường hợp nào.

     

    Một số nội dung trao đổi cùng bạn, nếu có điều chi chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm bạn vui lòng liên hệ qua email: lsgiadinh@gmail.com

    Chúc bạn vui,

     ***BẠN COPY PHẦN TRẢ LỜI NÀY RA WORD ĐỂ ĐỌC DO CHIỀU RỘNG CỘT KHÔNG ĐỦ NÊN ĐÃ BỊ MẤT NỘI DUNG***


    Cập nhật bởi lsgiadinh ngày 05/11/2010 04:40:45 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #68164   12/11/2010

    Kinh Chào Luật sư:

    Vừa rồi em có hỏi t thông tin về phụ cấp đọc hại.Công ty em là công ty cổ phần cẩm hà .chuyên sản xuất bàn ghế xuất khẩu và nôi dịa. Công nhân làm việc ở môi trường chà nhẵn hàng sơn thì cóđược tính phụ cấp đọc hại 4.000 đ/ ngày nhưng nếu bộ phận khác cũng làm trong khu vực độc hại thì có được tính hay không chẳng hạn như khâu vô thùng hàng đã sơn

    -Khâu mộc máy như phay , khoan , định hình , máy bào , máy dập , máy tiện có được tính phụ cấp đọc hại hay không
    Kính mong luật sư giải đáp ,

    Trân trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #68804   16/11/2010

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,

    Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp thì công ty của bạn là công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Do vậy, công ty bạn được quyền tự xây dựng thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp lương. (hoặc có thể áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo quy định của công ty Nhà nước, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH).

    Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc sau:

    - Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;

    - Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    - Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Về phụ cấp lương thì công ty bạn được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng. Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

    (Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương )

    Do vậy muốn biết rõ công nhân công ty bạn làm việc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại như (khâu vô thùng hàng đã sơn, khâu mộc máy như phay, khoan, định hình, máy bào, máy dập, máy tiện,..) có được tính phụ cấp độc hại hay không bạn cần xem lại các chế độ về lương, phụ cấp của công ty được thể hiện trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương và phụ cấp lương,..để biết hiện nay chế độ phụ cấp độc hại này được quy định như thế nào bạn nhé.

    Bạn tham khảo thêm nội dung này ở lần trả lời lần trước (khoản 3 điều 4 nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước quy định về phụ cấp độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung)

    Một số nội dung trao đổi cùng bạn,

    Nếu có điều chi chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm bạn vui lòng liên hệ qua email: #1f497d;">lsgiadinh@gmail.com


    Cập nhật bởi lsgiadinh ngày 16/11/2010 07:21:24 PMCập nhật bởi lsgiadinh ngày 16/11/2010 07:19:24 PM
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: