luật lao động - đơn phương chấm dứt HĐLĐ của công ty TNHH với người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #35976 09/05/2009

    chuyenlawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luật lao động - đơn phương chấm dứt HĐLĐ của công ty TNHH với người lao động

    3

    Mình nhờ các bạn giúp mình giải quyết tình huống sau:

    Ngày 19 tháng 9 năm 1996, anh Châu Minh V thường trú tại quận 9, thành phố H có ký hợp đồng lao động với công ty TNHH C (sau đây goi tắt là công ty). Công ty có trụ sở chính đóng tại quận T, thành phố H. theo bản hợp đồng lao động này, công việc mà anh V là nhân viên đội bảo vệ, tiền lương theo hợp đồng là 1.015.000 đồng/tháng, tiền lương trước khi nghỉ việc là 1.319.000 đồng/tháng và là hợp đồng không xác định thời hạn.

              Cuối năm 2004, công ty C có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Sau khi báo cáo và được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố H chấp thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2004, Tổng Giám đốc công ty C ra quyết điịnh số 06/QĐ-VL giải thể đội bảo vệ và cho 22 nhân viên bảo vệ thôi việc theo Điều 17 Bộ luật Lao Động, trong đó có anh V. Ngày 5 tháng 2 năm 2005 công ty C ra quyết định số 12 chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh V kể từ ngày 8 tháng 2 năm 2005. Khi chấm dứt hợp đồng công ty trợ cấp mất việc làm bằng 7,5 tháng lương, trả thay thời gian thông báo bằng 1,5 tháng lương, trợ cấp tái đào tạo bằng 01 tháng lương, mức lương làm căn cứ tính các khoản trợ cấp nói trên là 1.319.000 đồng.

              Ngày 3 tháng 2 năm 2006, anh V khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận T, thành phố H về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Anh V yêu cầu công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ, thnh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc. Tòa án nhân dân quận T, thành phố H đã thụ lý vụ án trên.

              Câu hỏi 1 (1,5 đ): Việc thụ lý của Tòa án nhân dân quận T, thành phố H có đúng pháp luật không? Tại sao?

    Câu hỏi 2 (1,5 đ): Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án trên.

    Tình tiết bổ sung

    Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì ngày 12 tháng 12 năm 2004, Tổng Giám đốc công ty C ra quyết điịnh số 06/QĐ-VL giải thể đội bảo vệ. Việc giải thể bộ phận bảo vệ của công ty C nhằm để thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp của công ty bảo vệ D.

    Trước khi giải thể đội bảo vệ, công ty C đã có văn bản gửi Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Tiếp đó Ban Chấp hành công đoàn cơ sở đã có văn bản phúc đáp. Ngày 8 tháng 1 năm 2005, Ban Giám đốc công ty C đã có cuộc họp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để thong báo cụ thể kế hoạch giải thể đội bảo vệ.

    Câu hỏi 3 (1,5 đ): Theo anh (chị), việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty C có đúng pháp luật không? Tại sao?

    Câu hỏi 4 (1,5 đ): Với tất cả những tình tiết bổ sung của các câu hổi trên, anh (chị) cho biết hướng giải quyết về mặt nội dung của vụ án trên?

    Hướng trả lời của mình là:

    câu 1. đúng pháp luật điểm a khoản 2 Điều 166 BLLĐ

          2. quan hệ pháp luật việc làm.

          3. sai pháp luật về thủ tục.

          4.

        

     
    5045 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #35977   09/05/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Thảo luận


    Trước khi trả lời các câu hỏi 1-4, cần xác định xem việc cho nhân viên V nghỉ việc là hành động đơn  phương chấm dứt hợp đồng lao động (điều 38) hay đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu và công nghệ (điều 17)

    Theo điều 11 Nghị định 39/2003

    Điều 11. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động:
    1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
    2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.
    3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
    Những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động và Điều 12, Điều 13 của Nghị định này.

    Theo quy định tại điều 38 Luật Lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    Như vậy việc công ty C chấm dứt hợp đồng với anh V không phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo điều 17.

    Bây giờ đến phần trả lời

    Câu 1 : Thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cho trường hợp này là 6 tháng theo khoản 4 điều 167. Như vậy việc anh V khởi kiện sau gần 1 năm mà tòa án vẫn nhận là không đúng thủ tục pháp luật.

    Câu 2 : Đã trả lời phần trên (theo điều 17)

    Câu 3 : Thủ tục để cho nghỉ việc theo điều 17 cần có sự nhất trí của BCH công đoàn, và thông báo cho Sở LDTBXH. Cả hai việc này đã được thực hiện, vì vậy công ty đã làm đúng luật. (Ở đây coi như BCH công đoàn đã đồng ý với công ty trong văn bản phúc đáp vì bạn không nói là BCH công đoàn phản đối)

    Câu 4 : Mọi việc đã rõ như vậy, còn gì phải thắc mắc nữa. Tòa án phải bác đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu, anh V phải đi kiếm việc khác thôi.

    Hy vọng là đến giờ anh V đã tìm được việc tại công ty bảo vệ D, và anh được giao nhiệm vụ tới phục vụ tại chính công ty C


     
    Báo quản trị |