Luật lao động

Chủ đề   RSS   
  • #216852 29/09/2012

    vuongtrungduongpt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật lao động

    Xin hỏi luật sư;

    Anh A làm việc tại công ty B ( la liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc) theo hợp đồng không xác định thời hạn từ năm 2000. Năm 2003 theo thỏa thuận với công ty B, anh A chuyển vào chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, công việc là tiếp thị và bán sản phẩm công ty. Mức lương là 400 USD/tháng, chưa kể tiền thưởng theo doanh số. Năm 2004 ,giữa anh và công ty  ký một thỏa thuận đào tạo, theo đó anh được cử đi đào tạo tại Nhật Bản trong vòng một năm từ ngày 1/4/2004 đến 3/12/2004. Toàn bộ chi phí do công ty đài thọ với tổng số tiền là 20000 USD.Sau khi kết thúc khóa học anh trở về làm việc ngay cho công ty , trừ trường hợp bất khả kháng , thời gian làm việc tối thiểu là 3 năm tính từ ngày bắt đầu làm việc, nếu không làm việc hoặc không làm đủ theo thỏa thuận thì anh phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo. 

    Ngày 1/2/2005 ,au khi trở về nước anh A đã có mặt tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị tiếp nhận công việc mới. Anh giải thích vì phải ở lại để thanh lý hợp đồng thê nhà và tiền điện nước nên về nước chậm hơn dự kiến. Người phụ trách chi nhánh giao cho anh một văn bản với nội dung điều động anh ra làm việc tại Hà Nội. Anh A không đồng ý và gửi văn bản cho lãnh đạo công ty nói rằng công ty cần tôn trọng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động và việc di chuyển chỉ có thể thực hiện nếu anh và công ty thỏa thuận nhất trí với nhau. Mặc dù vậy sau 7 ngày suy nghĩ , anh A đã có mặt tại Hà nội. Nhưng khi nhận việc anh đã bị công ty tạm đình chỉ công việc .

    Ngày 10/3/2005, công ty ra quyết định kỷ luật A với hình thức sa thải.

     Hỏi :

     Việc A đi học ở Nhật bản có ảnh hưởng  gì đến quan hệ hợp đồng lao động đã có giữa A và công ty không ? tại sao ? ( dẫn luật )

     A có vi phạm hợp đồng đào tạo không ?Có phải bồi thường chi phí đào tạo không ?tại sao (dẫn luật)

    Việc A cho rằng công ty không có quyền điều động A ra Hà nội có đúng hay không ? (dẫn luật)

     Nếu A không đồng ý với quyết định của công ty  thì A có thể sử dụng cơ chế nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp? (dẫn luật)

    Câu 2: phân biệt sự khác nhau giữa quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động? Tại sao lai có sự khác nhau?

     

     
    2473 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận