Để xác định đúng hay sai, còn phải xem nhiều yếu tố khác như: Công ty đó có quy chế bảo mật không? code website đó có nguồn gốc ở đâu? code có thuộc phạm vi bảo mật đã được quy định hay không? Nhiều công ty có quy định cấm mang USB và các thiết bị có thẻ nhớ, các nhân viên đều ký cam kết bảo mật, phát hiện được là lập biên bản, sa thải liền.
Nếu không có hoặc không công khai quy định cấm mang USB thì nội dung quyết định sa thải có vấn đề.
Nếu nguồn code do chính mình viết, đang chỉnh sửa thì có lý do chính đáng chứng minh mình không "trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh" thì anh Hà không thuộc phạm vi điều chỉnh kỷ luật lao động bằng sa thải.
Nếu theo bạn nói thì trình tự tiến hành kỷ luật sa thải vi phạm nghiêm trọng bộ luật Lao động.
Anh Hà nên khiếu nại tại Công ty để bảo đảm quyền lợi của mình. Cân nhắc kỹ để có thể khởi kiện
Nếu bạn là anh Hà thì đừng bao giờ cho ai mượn USB, không bị mất thì cũng lắm chuyện.
Xin trích dẫn Bộ Luật Lao động
"Điều 85
1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.
Điều 87
1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.
3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản."
Chúc các bạn thành công
Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp
ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com