Luật Lao động

Chủ đề   RSS   
  • #354523 05/11/2014

    Luật Lao động

    Tháng 10/2013, công ty M tiến hành giải thể phòng bảo vệ ( bao gồm 4 nhân viên đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn) để  ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với công ty bảo vệ Vinasun. Công ty đã hỗ trợ cho những người lao động này 1 tháng lương để tìm công việc mới. Những lao động này không đồng ý nên đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp,

    Cháu muốn hỏi Luật sư vài ý sau : 

    1. Việc chấm dứt hợp đồng của công ty đối với 4 người lao động nói trên có căn cứ pháp lý hay không?  Những thủ tục cần thiết để công ty chấm dứt hợp đồng lao động là gì ?

    2. Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? 

    3. Giả sử trong trường hợp nêu trên người lao động tự viết đơn xin nghỉ việc thì có được coi là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hay không

     
    5578 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #354645   06/11/2014

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Xin chào.

    Câu hỏi trên được chia sẻ với nội dung sau:

    - Trường hợp do thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, nhưng công ty không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động. Cụ thể, công ty giải thể phòng bảo vệ có thể coi là trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ dẫn đến giải thể một bộ phận, đơn vị...

     

    - Tranh chấp giữa 4 nhân viên bảo vệ với công ty không là tranh chấp lao động tập thể, là tranh chấp lao động phát sinh giữa nhiều cá nhân người lao động với công ty.

    ​- Nếu công ty chưa có phương án giải thể, người lao động gửi đơn xin nghỉ việc và được công ty chấp thuận thì là thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc người lao động gửi đơn xin nghỉ việc nhưng công ty không phản hồi, đến hết thời gian báo trước theo quy định người lao động nghỉ việc là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hoặc công ty đã có phương án, quyết định giải thể đơn vị thì công ty có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động khi thôi việc theo quy định, việc gửi đơn xin nghỉ việc không ảnh hưởng đến việc công ty giải quyết quyền lợi cho người lao động./.

     

     

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhlaw.phamlhn vì bài viết hữu ích
    bengaytho (06/11/2014)
  • #356346   13/11/2014

    trantrang308
    trantrang308

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thanhlaw.phamlhn viết:

    Xin chào.

    Câu hỏi trên được chia sẻ với nội dung sau:

    - Trường hợp do thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, nhưng công ty không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động. Cụ thể, công ty giải thể phòng bảo vệ có thể coi là trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ dẫn đến giải thể một bộ phận, đơn vị...

     

    - Tranh chấp giữa 4 nhân viên bảo vệ với công ty không là tranh chấp lao động tập thể, là tranh chấp lao động phát sinh giữa nhiều cá nhân người lao động với công ty.

    ​- Nếu công ty chưa có phương án giải thể, người lao động gửi đơn xin nghỉ việc và được công ty chấp thuận thì là thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc người lao động gửi đơn xin nghỉ việc nhưng công ty không phản hồi, đến hết thời gian báo trước theo quy định người lao động nghỉ việc là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hoặc công ty đã có phương án, quyết định giải thể đơn vị thì công ty có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động khi thôi việc theo quy định, việc gửi đơn xin nghỉ việc không ảnh hưởng đến việc công ty giải quyết quyền lợi cho người lao động./.

     

     

    Khi công ty đã tiến hành giải thể thì việc gửi đơn xin nghỉ việc có phải là thỏa thuận ko ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #354837   06/11/2014

    Ý thứ 3 em nghĩ đây là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ. Họ tự ý viết thì sao lại coi đây là thỏa thuận được ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #354843   06/11/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn cần hiểu vấn đề như thế này.

    NLĐ viết đơn xin nghỉ có nghĩa là người này viết 1 tờ giấy trong đó có câu đại khái "tôi xin phép nghỉ từ ngày ...". Điều đó có nghĩa rằng nếu công ty không đồng ý thì NLĐ này sẽ không nghỉ, còn nếu công ty đồng ý thì nghĩa là cả 2 bên cùng đồng ý, hay nói cách khác đây là 1 hình thức thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

    Việc viết đơn xin nghỉ khác hoàn toàn với việc viết giấy thông báo sẽ nghỉ (đơn phương chấm dứt HĐLĐ), ở đó NLĐ nói rằng "tôi thông báo sẽ nghỉ từ ngày ...", có nghĩa là đến ngày đó NLĐ sẽ nghỉ mà không cần biết công ty có đồng ý hay không.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    bengaytho (07/11/2014)
  • #354975   07/11/2014

    Cho em hỏi tiếp 
    Nếu công ty chấm dứt hợp đòng với 4 NLĐ trên, thì cần phải làm những thủ tục cần thiết nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #354980   07/11/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Muốn biết thủ tục cần thiết như thế nào thì bạn hãy đọc luật lao động nhé.

     
    Báo quản trị |