Chào bạn!
Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 47 Luật lao động 2012 thì:Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp này công ty không thực hiện trách nhiệm trên mà vẫn để chị Mai tiếp tục làm việc tiếp 2 tháng nữa tại công ty sau khi HDLD hết hạn, như vậy công ty không thể lấy lý do hợp đồng hết hạn để chấm dứt hợp đồng lao động với chị Mai được.
Thứ 2, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 BHLĐ 2012 thì : Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Theo quy định trên thì hợp đồng lao động của chị Mai với công ty đã trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Nếu muốn chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì công ty phải thỏa chấm dứt với chị Mai, hoặc nếu muốn đơn phương chấm dứt HDLD thì phải đáp ứng các căn cứ tại Khoản 1 điều 38 BLLĐ và phải báo trước ít nhất 45 ngày.
Như vậy, trường hợp này giám đốc công ty quyết định cho chị Mai nghri việc vì lý do hợp đồng hết thời hạn là không đúng. Nếu ra quyết định chấm dứt HDLD với chị Mai thì quyết định đơn phương chấm dứt HDLD đó trái pháp luật và vi phạm cả thủ tục báo trước.
- Giải quyết:
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Tư vấn đầu tư
Website: www.nllaw.vn
Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02432 060 333
Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227
Email: namlonglaw@gmail.com