Luật hôn nhân gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #328146 13/06/2014

    nuhoangphapluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Luật hôn nhân gia đình

    1. Thủ tục đăng ký kết hôn:

    1.1 Nơi nộp hồ sơ:

    UBND phường xã nơi một người thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc nơi một người tạm trú và có đăng ký tạm trú. Như vậy, bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi các bạn đang tạm trú và không phải về địa phương cư trú.

    1 .2 Hồ sơ:

    (Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt)

    1. Tờ khai đăng ký kết hôn (có xác nhận của UBND phường xã nơi cư trú mỗi bên về tình trạng hôn nhân và việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá 30 ngày)

    2. Giấy khai sinh của mỗi bên

    3. Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn.

    Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

    1.3 Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

    Điều kiện sau đây

    - Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

    - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

    - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

    Trình tự thực hiện:

    - Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.

    - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

    + Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

    + Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp và niêm yết tại UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

    + Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;

    + Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng cơ quan Công an, thì thời gian xác minh là 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp;

    - Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

    Cách thức thực hiện:

    Hai bên nam nữ phải trực tiếp nộp hồ sơ. Trong trường hợp một bên do ốm đau bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy ủy quyền cho người kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vắng mặt, giấy ủy quyền phải được chứng thực hợp lệ.

    Thành phần hồ sơ:

    - Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định); – Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

    - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

    - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

    - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

    - Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

    2. Ly hôn

    - Điều kiện ly hôn

    - Thủ tục ly hôn

    - Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng

    2.1 Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

    - Đơn xin ly hôn.

    - Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

    - Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn .

    - Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

    - Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

    - Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.

    - Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

    Thời hạn xét xử: Từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Thẩm quyền giải quyết:

    Tòa án nhân dân quận huyện (nơi đăng ký hộ khẩu của vợ hoặc chồng)

    2.2 Ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    2.2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã ra nước ngoài (bị đơn), tòa án phân biệt như sau:

    a, Nếu có thể liên lạc được với bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên đơn, và yêu cầu họ phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ tục chung.

    b, Nếu thực sự không liên hệ được với bị đơn ở nước ngoài thì tòa ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu TAND cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết. Đây là cơ sở để chấm dứt hôn nhân

    c, Nếu có căn cứ cho thấy thân nhân của bị đơn biết nhưng không cung cấp địa chỉ, tin tức bị đơn cho tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của tòa (ở phần thứ nhất) thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo. Đã yêu cầu đến lần thứ 2 mà thân nhân của họ vẫn không chịu hợp tác thì tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, tòa án gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định, đồng thời niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn, để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

    2.2.2. Người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài và việc kết hôn đó đã được công nhận tại Việt Nam. Nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn

    - Nếu người nước ngoài đang ở nước ngoài (nguyên đơn) xin ly hôn với người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch và đang cư trú tại Việt Nam, thì tòa án thụ lý giải quyết như sau: Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam đã ký điệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng hiệp định để giải quyết (nếu hiệp định quy định khác với luật trong nước), hoặc áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 để giải quyết (nếu không có quy định khác). Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 để giải quyết. Trong cả hai trường hợp trên, việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước đó. Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam thì dù họ đang cư trú tại Việt Nam, tòa án cũng không thụ lý giải quyết. Vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam.

    2.2.3. Công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

    - Hiện có nhiều trường hợp người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam tại Việt Nam đã trở về nước và không quay trở lại, không liên lạc. Nếu người trong nước xin ly hôn thì tòa án xác minh địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài để liên hệ lấy lời khai. Nếu không liên lạc được và người nước ngoài không liên hệ với vợ hoặc chồng trong nước từ 1 năm trở lên thì tòa coi đó là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ. Vụ kiện xin ly hôn được xét xử vắng mặt bị đơn.

    3. Con cái

    dichvutuvanluathonnhangiadinh1

    3.1 Quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    3.2 Đăng ký nhận con nuôi:

    Đối với người Việt Nam sống tại Việt Nam: Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người xin nhận nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi

    Thủ tục:

    - Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi :

    - Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ.

    - Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

    - Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .

    - Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)

    - Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.

    - Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

    - Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

    Hà Thành Eco chuyên thùng rác nhựa, thùng rác inox, thùng rác đá, cabin bảo vệ, xe gom rác tại Hà Nội

     
    10039 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #328195   13/06/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn .

    Tôi có thắc mắc muốn nhờ bạn  giúp đỡ :

    Tôi định kết hôn với bạn gái vào tháng tới, mọi việc đã chuẩn bị xong từ thiệp cưới, nhà hàng và đã chụp hình cưới. Chúng tôi định tuần sau sẽ đăng ký kết hôn nhưng gặp vướng mắc vào giờ chót, nhờ bạn giúp đỡ: Bạn gái tôi chỉ là một người bình thường nhưng không đồng ý cho tôi gọi là em hay "bà xã", mà lại bắt tôi phải hứa luôn phải gọi cô ấy Nữ Hoàng kể cả khi có người ngoài, tôi thấy ngay từ đầu cô ấy đã có biểu hiện không bình đẳng giữa nam nữ, giữa vợ chồng, có tư tưởng "vợ chúa, chồng tôi" là điều mà pháp luật cấm.

    Vậy tôi có được chấp nhận yêu cầu của cô ấy hay không ? Nếu chấp nhận thì có vi phạm điều cấm của luật hôn nhân gia đình hay không ? Tôi có cách nào để cô ấy không buộc tôi gọi cô ấy là nuhoang hay không?

    Cám ơn nuhoang nhiều !  

    Cập nhật bởi oneclicklogin ngày 13/06/2014 09:11:45 CH

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    nuhoangphapluat (13/06/2014)
  • #328224   14/06/2014

    nuhoangphapluat
    nuhoangphapluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin chào bạn oneclicklogin

    Cảm ơn bạn đã xem bài viết của mình. 

    Với câu hỏi của bạn mình đã hiểu và có ý kiến như sau:

    Bạn không phải là vua thì cớ chi cô ấy đòi làm nữ hoàng.

    Cô ấy chỉ là hoàng hậu trong trái tim của bạn thôi.

    Chúc hai bạn hạnh phúc!

     

    Hà Thành Eco chuyên thùng rác nhựa, thùng rác inox, thùng rác đá, cabin bảo vệ, xe gom rác tại Hà Nội

     
    Báo quản trị |  
  • #328269   14/06/2014

    nuhoangphapluat
    nuhoangphapluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Thực trạng ly hôn đáng báo động ở Việt Nam

    Khác với thời phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” thì xã hội hiện đại bây giờ đã rất phóng khoáng trong chuyện hôn nhân gia đình. Điề đó dễ dàng nhận thấy như trai gái bây giờ được tự do yêu đương, tự do tìm hiểu và chọn lựa người bạn đời. Tư tưởng “thích thì ở, dở thì đi” dường như đã thành một trào lưu trong gia đình giới trẻ hiện đại. Vậy nên hạnh phúc gia đình đâu còn trọn vẹn, bền lâu mà thay vào đó là những cuộc ly hôn ngày càng gia tăng chóng mặt.

    Tình trạng ly hôn ngày càng nhiều thể hiện bởi nhu cầu tìm đến công ty luật xin tư vấn ly hôn ngày một gia tăng. Vậy thực trạng và những hệ lụy của những vụ kiện ly hôn sẽ như thế nào đây?

    Thuctranglyhontronggioitredangbaodngovietnam

    Ly hôn trong giới trẻ gia tăng Cha mẹ ly hôn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển nhân cách của trẻ. Do vậy, vợ chồng cần cân nhắc kỹ trước khi chia tay…

    Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo động. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn gia đình và ly hôn FDC, thuộc Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam chia sẻ: “Nhiều thông tin phản ánh cho rằng, tình trạng ly hôn ở TP HCM đang gia tăng là sự thật. Theo công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở thành phố là 31,4%. Con số này cho thấy, gần 3 đôi kết hôn thì có một đôi ly hôn. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là 34,7%, từ 30-dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là là thực tế mà công ty  tư vấn luật nào cũng thấy rất rõ…”.

    Hạnh phúc gia đình Ở những làng quê, nơi ít bị tác động bởi xã hội bên ngoài thì hiện nay, tình trạng ly hôn cũng xảy ra phổ biến. Ông Lương Xuân Lý ở Thái Bình cho biết: “Tôi không hiểu là ngày nay, các cháu tự do yêu đương nhưng tự do kiểu gì mà khi kết hôn ở với nhau chưa lâu đã ngoại tình, thậm chí mới đang trong thời gian tuần trăng mật đã đánh nhau rồi”. Thực trạng ly hôn trong giới trẻ hiện nay khiến chúng ta băn khoăn, vì sao trong xã hội cũ, vợ chồng kết hôn trên cơ sở “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” lại có một cuộc hôn nhân bền vững hơn thế hệ trẻ bây giờ. Khi quyết định ly hôn, các cặp vợ chồng trẻ đưa ra rất nhiều lý do như vợ chồng không hợp nhau và ly hôn là con đường giải thoát duy nhất đối với tương lai của mỗi người. Song, thực chất ly hôn có phải là sự giải thoát?

    Những vấn đề xảy ra sau khi ly hôn không phải tất cả các cặp vợ chồng có thể lường hết được. Ông Mã Ngọc Thể, Giám đốc công ty tư vấn luật cho biết: “Qua những ca tư vấn, chúng tôi thấy phụ nữ chịu nhiều hậu quả hơn, tổn thất nhất là tinh thần như rơi vào trạng thái trầm cảm, thất vọng lớn, nhiều người mất niềm tin vào cuộc sống. Còn đàn ông có sức chịu dựng, chấp nhận tổn thất đó nhưng nhẹ nhàng hơn phụ nữ”.

    Chúc các đôi bạn trẻ có những quyết định sáng suốt trong đời sống hôn nhân gia đình

    Hà Thành Eco chuyên thùng rác nhựa, thùng rác inox, thùng rác đá, cabin bảo vệ, xe gom rác tại Hà Nội

     
    Báo quản trị |