Luật hình sự: Cùng thảo luận - Phạm tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #110087 14/06/2011

    holdmyhand606

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 10 lần


    Luật hình sự: Cùng thảo luận - Phạm tội gì?

    2 nguoi bạn thân A&B. Trong lúc tranh luận về 1 vấn đề, B bỗng dưng nổi nóng chạy xuống bếp lấy con dao dài 30cm, rộng 7cm đâm 3  nhát vao lưng A(lúc đó A ngồi quay lưng lại) A gục ngã, B hoảng sợ chay chốn. hỏi B phạm tội gì?
     Mời các bạn cùng tham gia thảo luận!
     
    5223 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #110090   14/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     Cái chữ ký của bạn có phần hải hước nhỉ!

     A chết hay còn sống vậy bạn?

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #110101   14/06/2011

    holdmyhand606
    holdmyhand606

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 10 lần


     Hi bạn! 
     Bạn nhanh thật đấy, vừa mới đăng lên mà bạn đã "đớp" ngay đc rùiemoticon!
     Chữ ký hài hước cho đỡ đụng hàng ấy mà!
     A ở đây còn sống bạn ah, nhưng mình nghĩ A sống hay chết ko quan trọng.
     
    Báo quản trị |  
  • #110332   14/06/2011

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    Với việc cầm dao đâm 3 phát liên tiếp vào lưng A thì B không thể thoát khỏi tội giết người rồi. Vấn đề có thể gây tranh cãi là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp thôi. Với ngần này dữ kiện thì tôi cũng không dám lạm bàn là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp vì cái nào cũng có lý của nó. Nói ra sợ khác quan điểm mọi người lại bị "bắt bẻ" thì mệt lắmemoticon
    Cập nhật bởi phuongsotiensinh ngày 14/06/2011 09:34:21 CH

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #110345   14/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Với đề bài cho thì chỉ có thể là tội giết người.
    Bởi vì với  con dao lơn như thế lại đâm những 3 nhát thì không thế không biết rằng sẽ dẫn đến chết người.
    Đây là lỗi cố ý trực tiếp.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #110371   15/06/2011

    Hieu_Revive
    Hieu_Revive

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    xin cho phép mình phản biện lại tí nha ! mình không nói các bạn định tội danh sai mà điều bất ổn ở đây là các bạn chưa bao quát được vấn đề, cái thứ hai nữa đó là bạn mà đặt ra tình huống còn nhiều điểm bất cập, chung chung, rất khó xác định chính xác ! mình phân tích nhé.
    (nếu giải thuyết là A chết ) Mình hoàn toàn có cơ sở để nói là B không phạm tội giết người ở điều 93 BLHS mà là phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo điều 95 BLHS, tại sao mình lại nói như vậy? tại vì chúng ta hoàn toàn có thể đặt giải thuyết rằng lúc đó A đã có những hành vi "trái pháp luật nghiêm trọng" như đe dạo B, xúc phạm B...làm cho B bị kích động về tinh thần dãn đến hành động dùng dao đâm chết A.
    cái mà mình thấy chưa thuyết phục ở đây là bạn đặt ra tình huống còn mơ hồ quá, nên rất có thể sẽ dẫn đến những suy diễn sai. hehe, trên đây là nhận định của mình, rất vui khi nhận được sự phản biện của các bạn !

    Ngô Trọng Hiếu.lớp HS34B, khoa Luật Hình Sự, ĐH Luật TP.HCM

    mail : ngotronghieu90@gmail.com

    mobile : 01 674 675 673

     
    Báo quản trị |  
  • #110401   15/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Hieu_Revive viết:
    xin cho phép mình phản biện lại tí nha ! mình không nói các bạn định tội danh sai mà điều bất ổn ở đây là các bạn chưa bao quát được vấn đề, cái thứ hai nữa đó là bạn mà đặt ra tình huống còn nhiều điểm bất cập, chung chung, rất khó xác định chính xác ! mình phân tích nhé.
    (nếu giải thuyết là A chết ) Mình hoàn toàn có cơ sở để nói là B không phạm tội giết người ở điều 93 BLHS mà là phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo điều 95 BLHS, tại sao mình lại nói như vậy? tại vì chúng ta hoàn toàn có thể đặt giải thuyết rằng lúc đó A đã có những hành vi "trái pháp luật nghiêm trọng" như đe dạo B, xúc phạm B...làm cho B bị kích động về tinh thần dãn đến hành động dùng dao đâm chết A.
    cái mà mình thấy chưa thuyết phục ở đây là bạn đặt ra tình huống còn mơ hồ quá, nên rất có thể sẽ dẫn đến những suy diễn sai. hehe, trên đây là nhận định của mình, rất vui khi nhận được sự phản biện của các bạn !


     Xin chào bạn!
     Bạn cần xem lại:
     Nguyên nhân của tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhé!
     Là do "hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân" chứ không phải là "trái pháp luật nghiêm trọng"
     Và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân nó có thể chỉ là một hành vi cụ thể, nhưng cũng có thể là một chuỗi hành vi được lập đi lặp lại trong một thời gian dài có tính chất áp bức tương đối nặng nề tạo ra sự kích động tâm lý âm ỉ trong một thời gian dài cho đến khi người bị kích động có sự bộc phá khi hành động tương tự lập lại. Nếu tách riêng thì hành vi trá pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong trường họp này chưa phải là nghiêm trọng.

     Tính chất nghiêm trong của hành vi phạm tội thể hiện qua hệ tính thống của hành vi phạm tội: Theo quy định của Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986:

     

    b) Một số tình tiết định khung hình phạt nhẹ:

    + Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh - do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).

    - Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động  đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.

    Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102).

    Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết.

    Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tùy theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như những tình tiết khác của vụ án, mà xử lý theo điều 101 về tội giết người.

    - Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.


      Mời các bạn tham khảo, Với đề bài như trên, bạn nói đó là phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh là hoàn toàn không có cơ sở.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #110378   15/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Ở đây chủ toppic nói là A còn sống mà, bạn giả định ra làm gì cho phức tạp.

    Mà cũng công nhận đề bài thật mơ hồ, nhưng những tình huống mơ hồ như vậy trên danluat nhiều rồi nên mình không nói thêm,quen rồi.
     Nên đề ra thế nào thì giải quyết thế đấy thôi.
    Cảm ơn bạn đã góp ý.
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 15/06/2011 01:24:40 SA

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #110427   15/06/2011

    Hieu_Revive
    Hieu_Revive

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    ồ, trước tiên xin được cảm ơn các bạn vì nhận định của mình đã được hồi âm. thật ra thì sau khi đọc xong cái đề trên thì nhận định ban đầu của mình đưa ra là tội giết người theo điều 93, nhưng mình thấy các bạn ở trên cũng có cùng nhận định như vậy rồi nên mình cũng không nêu lại mà ở đây mình tập trung khai thác khía cạnh của đề bài thôi, tại do đề bài đưa ra chưa thật toàn diện nên có thể chấp nhận được việc chúng ta đặt ra những giải thuyết. xin cho phép mình vẫn giữa nguyên nhận định với giải thuyết là A chết và những tình tiết kèm theo sẽ có thể được định tội ở điều 95 BLHS. mình không nói nhận định ở tội giết người Đ93 là sai nhưng mình cũng sẽ không phủ nhận nhận định của mình.

    Ngô Trọng Hiếu.lớp HS34B, khoa Luật Hình Sự, ĐH Luật TP.HCM

    mail : ngotronghieu90@gmail.com

    mobile : 01 674 675 673

     
    Báo quản trị |  
  • #110531   15/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Hieu_Revive viết:
    ồ, trước tiên xin được cảm ơn các bạn vì nhận định của mình đã được hồi âm. thật ra thì sau khi đọc xong cái đề trên thì nhận định ban đầu của mình đưa ra là tội giết người theo điều 93, nhưng mình thấy các bạn ở trên cũng có cùng nhận định như vậy rồi nên mình cũng không nêu lại mà ở đây mình tập trung khai thác khía cạnh của đề bài thôi, tại do đề bài đưa ra chưa thật toàn diện nên có thể chấp nhận được việc chúng ta đặt ra những giải thuyết. xin cho phép mình vẫn giữa nguyên nhận định với giải thuyết là A chết và những tình tiết kèm theo sẽ có thể được định tội ở điều 95 BLHS. mình không nói nhận định ở tội giết người Đ93 là sai nhưng mình cũng sẽ không phủ nhận nhận định của mình.

    Giả định của bạn là không sai, mình đồng ý, nhưng chủ toppic đẩ tình huống là A chưa chết , bạn cử giả định là A đã chết để làm gi cho mất thời gian lại không đúng với câu hỏi mà chủ toppic đưa ra.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |