luật hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #140746 18/10/2011

    donganh41

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    luật hình sự?


    Mình có một tình huống sau muốn hỏi các bạn, mình thật sự không biết giải quyết ra sao nữa, càng nhận được lời tư vấn mình càng rối thôi ( nổ tung đầu mất)

         A dùng súng định giết B, mới bắn một phát trúng chân B, thấy B bị thương, A không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích tỷ lệ 45%

    Hỏi:

    A, Hành vi của A có thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? giải thích ?

    B, Nếu hành vi của A là giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng cho A như thế nào?

     Mình tập hợp được 2 ý kiến trái chiếu cho vấn đề trên như sau:

    ý kiến thứ nhất:  trường hợp trên là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội do A hoàn toàn có thể tiếp tục bắn thêm phát đạn nữa để giết B nhưng A đã bỏ đi

     ý kiến thứ 2 : hành vi của A có đủ yếu tố cấu thành tội giết người rồi, việc không bắn tiếp không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội. tội phạm đã hoàn thành về mặt hành vi nhưng chưa đạt hậu quả là chết người

     
    6933 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #140751   18/10/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Mình theo ý kiến thứ 2.

    Thân

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #143471   28/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    mình phản đói ý kiến thứ 2, và đồng ý với ý kiên thứ 1,
    mình giải thích như sau:
    - thứ nhất, hành vi dừng lại ko bắn tiếp của A đang ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành. Vì A có ý định giết B nhưng khi bắn 1 phát chỉ mới trúng chân B, nên B chỉ bị thương ( nguyên nhân ngoài ý muốn của A). rõ ràng A thấy B bị thương chứ ko phải là là tưởng B đã chết nên bỏ đi => giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
    - thứ hai,việc A chấm dứt, ko thực hiện tiếp tôi phạm nữa là hoàn toàn tự nguyện và dứt khoát. rõ ràng trong trường hợp này A hoàn toàn có thể băn B thêm vài phát nữa để đạt đc mục đích ban đầu của mình,nhưng A đã ko làm như thế mặc dù ko có gì ngăn cản A. có thể trong trường hợp này A thấy B ko đáng chết, thấy hối hận, hoặc sợ hãi,.... việc chấm dứt là hoàn toàn tự nguyện và do động cơ bên trong thúc đẩy chứ ko phải là do điều kiện khách quan bên ngoài tác động
     còn về ý kiến thứ 2, tôi giết người là tôi có câu thành vật chất nên hậu quả chết người là bắt buộc

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #143521   28/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    congtoan.hlu viết:
    tôi giết người là tôi có câu thành vật chất nên hậu quả chết người là bắt buộc


     Thân chào bạn!
     Về phần tranh luận, trả lời cho câu hỏi của chủ topic thì KD không có ý kiến.
     Tuy nhiên, về bài viết của bạn chưa chính xác bởi vì:

     Cấu thành tội phạm vật chất

    Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
     Ví dụ như Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140)

     

       Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

       Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)…..

       Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự)2. Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 - 84, 86-91, 133, 134... Bộ luật hình sự.

       Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự

      Vì vậy, theo KD thì Tội giết người có cấu thành hình thức, không nhất thiết hậu quả xảy ra mới đủ cấu thành tội này, mà chỉ cần có một trong những hành vi mô tả xâm phạm đến tính mạng của người khác thì đã cấu thành tội giết người.

     Thân ái! Mong được trao đổi thêm!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #143548   28/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    [quote=KhacDuy25]
      Vì vậy, theo KD thì Tội giết người có cấu thành hình thức, không nhất thiết hậu quả xảy ra mới đủ cấu thành tội này, mà chỉ cần có một trong những hành vi mô tả xâm phạm đến tính mạng của người khác thì đã cấu thành tội giết người.

     cảm ơn anh KD đã có ý kiến đóng góp, nhưng theo em thì anh nói như vậy là sai rồi, từ trước tới giờ em chỉ nghe tội giết người có cấu thành vật chất thôi à.hihi. em xin giải thích như sau
              hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả chết người. như vậy tội giết người được coi là hoàn thành khi có hâu quả chết người xảy ra. nếu hậu quả chết ng không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
            

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #143478   28/10/2011

    chidoancsktdanang
    chidoancsktdanang

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/09/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    ở đây theo mình cần xét xem khoảng cách giữa A và B cũng như khả năng ( tài) bắn súng của A và chủ đích bắn của A trên bộ phận nào của cơ thể B. Nếu A chủ ý bắn vào chân B, khoảng cách gần.....thì mình đồng ý với ý kiến 1, còn nếu A nhắm B tùy ý, không biết hậu quả ra sao, chẳng may lại bắn trúng chân B thì mình đồng ý với ý kiến 2.
     Thân ái...
     
    Báo quản trị |  
  • #143479   28/10/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Đây là bài tập cá nhân của trường mình, có rất nhiều ý kiến về vấn đề này, nếu bạn muốn thảo luận thì có thể tham khảo các ý kiến đó, có nhiều người bảo đề cho thiếu dữ kiện. Đây là đề bài chứ không phải kết luận điều tra, có bao giờ đủ hết dữ kiện đâu. Bạn không nên đặt qua nhiều giả thiết cho bài làm của mình (bài chỉ có 3 trang thôi). Ý kiến của mình như sau: câu A và B của bài này không liên quan đến nhau, là 2 câu hỏi độc lập.
    A. Có phải là tự ý nủa chừng ko? Có, bạn đọc lại lý thuyết thì phân tích quá dễ.
    B. Nếu hình vi là giết người chưa đạt (tức là ko phải tự ý nửa chừng nữa), bạn xác định hình phạt với trường hợp này.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #143526   28/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    @ congtoan.hlu!

    Tôi có cùng quan điểm như bạn. Vì điểm mấu chốt là như bạn đã phân tích, A thấy B bị thương nhưng không tiếp tục thực hiện hành vi để đạt được hậu quả như mong muốn nữa mà bỏ đi, chứ không phải là vì tưởng nhầm B đã chết mà bỏ đi. Và việc A bỏ đi không hề có sự tác động nào do khách quan đưa lại, mà hoàn toàn nằm trong ý thức chủ quan của A.

    Nhưng đoạn sau bạn viết: "tội giết người là tôi có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là bắt buộc".

    Điều này thì tôi không đồng ý với bạn, có vẻ bạn có chút nhầm lẫn.

    Bởi vì nếu đặt ngược lại một câu hỏi là tội giết người có giai đoạn phạm tội chưa đạt không? Câu trả lời sẽ là có. Và nếu một người phạm tội giết người thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt thì họ sẽ bị truy cứu TNHS về tội gì? Câu trả lời là họ vẫn bị truy cứu về tội giết người. Ví dụ như trường hơp nêu trong topic, nếu sau khi A bắn một phát trúng chân B và A bỏ đi vì tưởng rằng B đã chết, thì đó là phạm tội chưa đạt và A bị truy cứu TNHS về tội giết người.

    Như vậy, nếu nói rằng hậu quả chết người là bắt buộc đối với tội giết người thì chưa thực sự chính xác. Nó chỉ đúng trong trường hợp phạm tội đã hoàn thành đã đạt.

    Thân ái!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 28/10/2011 07:30:48 CH Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 28/10/2011 09:51:31 SA "tru cứu" => truy cứu

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #143715   28/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    bạn nói không sai nhưng ý mình là hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người, như vậy tội giết người chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người.

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #143744   28/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    congtoan.hlu viết:
    bạn nói không sai nhưng ý mình là hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người, như vậy tội giết người chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người.


     Bạn nói như vậy là chưa chính xác rồi.
     Mình đưa ra 1 ví dụ đơn giản thế này: A căm thù vì chuyện làm ăn nên muốn giết B, C, D, E. Một hôm A đi mua 1 quả lựu đạn ở một nhóm xã hội đen về để đi giết những người nêu trên. Sau nhiều ngày tìm kiếm B, C, D, E thì A tìm thấy những người này đang nhậu tại Quán F.

     Do thủ sẵn lựu đạn trong người cộng với căm thù đã lâu, nên A đã rút chốt và ném vào nhóm này, lựu đạn nổ và hậu quả là cả 4 người B, C, D, E bị thương nặng (theo giám định thì mức thương tích của 4 người là từ 30 => 40%)

     Vậy theo congtoan.hlu thì A phạm tội gì của BLHS năm 1999 Sđ,bs?
     Trân trọng!

     

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #143770   28/10/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    KhacDuy25 viết:
    congtoan.hlu viết:
    bạn nói không sai nhưng ý mình là hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người, như vậy tội giết người chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người.


     Bạn nói như vậy là chưa chính xác rồi.
     Mình đưa ra 1 ví dụ đơn giản thế này: A căm thù vì chuyện làm ăn nên muốn giết B, C, D, E. Một hôm A đi mua 1 quả lựu đạn ở một nhóm xã hội đen về để đi giết những người nêu trên. Sau nhiều ngày tìm kiếm B, C, D, E thì A tìm thấy những người này đang nhậu tại Quán F.

     Do thủ sẵn lựu đạn trong người cộng với căm thù đã lâu, nên A đã rút chốt và ném vào nhóm này, lựu đạn nổ và hậu quả là cả 4 người B, C, D, E bị thương nặng (theo giám định thì mức thương tích của 4 người là từ 30 => 40%)

     Vậy theo congtoan.hlu thì A phạm tội gì của BLHS năm 1999 Sđ,bs?
     Trân trọng!

     


    Chào anh KD, theo em ý đầy đủ mà C.Toản (hôm nay đi học đường lối cùng bạn, gọi tên như vậy đúng ko nhỉ) muốn viết là tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành (1) khi có hậu quả chết người xảy ra. Và tất nhiên tình huống của anh đưa ra thì là tội giết người, nhưng ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành (2).
    Từ hoàn thành (1) là hoàn thành trong cấu thành tội phạm, hoàn thành (2) là hoàn thành về hành vi. 2 từ này hoàn toàn khác nhau.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #143973   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    ui za kajnodo92 là người nhà mình hả ta. hihi. làm quen luôn đi bạn ơi
     Anh KD thân, như kainodo92 đã nói, trong ví dụ mà anh đưa ra thì A vẫn phạm tội giết người theo K1 Đ93 nhưng ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành.  Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn ko xảy ra

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144106   30/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Ồ chào em!
     Như bên trên em viết:
     
    congtoan.hlu viết:
    bạn nói không sai nhưng ý mình là hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người, như vậy tội giết người chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người.


     Em viết tiếp:
     
    congtoan.hlu viết:

              hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả chết người. như vậy tội giết người được coi là hoàn thành khi có hâu quả chết người xảy ra. nếu hậu quả chết ng không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội là giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
            


     Mà bên dưới em lại viết ngược lại:
     
    congtoan.hlu viết:
    Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn ko xảy ra



     
    KhacDuy25 viết:

       Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự

      Vì vậy, theo KD thì Tội giết người có cấu thành hình thức, không nhất thiết hậu quả xảy ra mới đủ cấu thành tội này, mà chỉ cần có một trong những hành vi mô tả xâm phạm đến tính mạng của người khác thì đã cấu thành tội giết người.

     


     @ Kajnodo92: A phạm tội giết người là đúng rồi đó em.
     @ Congtoan.hlu: Tội giết người không phải là hậu quả xảy ra (chết người) mới cấu thành tội ngày em nhé!

     Trân ái!
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 30/10/2011 06:52:07 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #144518   01/11/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    anh KD ơi, em vẫn ko hiểu ý anh, hihi,  đối với tội giết người thì trong trường hợp thực hiện các hành vi được mô tả trong CTTP mà hậu quả vẫn chưa xảy ra thì chỉ ở giai đoạn chưa đạt mà thôi.
     thân

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144694   01/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


        Các bạn, mình xin có ý kiến:
    1/ Tội giết người có cấu thành vật chất.
    2/ Những trường hợp đã thực hiện hành vi khách quan của tội giết người nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra là tội phạm chưa đạt. (còn hoàn thành hay chưa cần xem xét).

    Quay lại tình huống bài tập:

    1/ A đã thực hiện hành vi chỉa súng vào B và bắn là hành vi khách quan của tội giết người, tội phạm đã cấu thành, nhưng chưa đạt do hậu quả chết người chưa xảy ra. Đến đây, A đã phạm vào tội giết người theo quy định tại điều 93 BLHS1999 (sd,bs) và sẽ bị truy cứu TNHS  về tội giết người trong trường hợp chưa đạt đã hoàn thành vì: súng là loại vũ khí nguy hiểm, có khả năng sát thương cao, có khả năng gây chết người trong 1 phát đạn. Do vậy, dù thương tích 45% nhưng vẫn đủ cơ sở để khẳng định A phạm tội giết người chứ không phải là cố ý gây thương tích. Hậu quả chết người chưa xảy ra là do nguyên nhân khách quan khác chứ chủ quan A muốn bắn chết B. => giết người chưa đạt, đã hoàn thành về hành vi.
     
    Tôi đồng ý A nhận thức được kết quả đó và hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện tội phạm đến cùng nhưng đã tự ý dừng lại, việc tự ý này xuất phát từ nội tâm, hoàn toàn tự nguyện không có sự tác động bên ngoài. Tuy nhiên đây là việc A không cố tình thực hiện tội phạm đến cùng như điểm e Điều 48 BLHS  chứ trên thực tế, hành vi  giết người  của A đã thực hiện xong.
    => ý kiến 2.
    câu b: xử lý A như thế nào: Căn cứ Điều 18, khoản 1, 3, Điều 52, Điều 93 BLHS, điểm, mục 2 Nghị quyết 01/2000/HDTP thì 3/4 của từ 7 đến 15 năm, là từ 5 năm 3 tháng đến không quá 11 năm 3 tháng.


    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 01/11/2011 11:08:14 CH Cập nhật bởi duyhieunt ngày 01/11/2011 09:13:50 CH bạn không được phép viết chữ đỏ toàn bài

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #144702   01/11/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    duyhieunt viết:
       
    câu b: xử lý A như thế nào: Căn cứ Điều 18, khoản 1, 3, Điều 52, Điều 93 BLHS, điểm, mục 2 Nghị quyết 01/2000/HDTP thì 3/4 của từ 7 đến 15 năm, là từ 5 năm 3 tháng đến không quá 11 năm 3 tháng.


    Khoản 3 Điều 52 và mục 2 Nghị quyết 01/2000/HĐTP đâu có quy định áp dụng với mức thấp nhất của khung hình phạt, chỉ là mức cao nhất thôi mà

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |