Luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #69620 20/11/2010

    phamngocha

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật hình sự

    Phân biệt hành vi súi giục và hành vi giúp sức cho tội phạm
     
    10751 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69757   22/11/2010

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    ReLuật hình sự!

    Chào bạn,

    Theo #0070c0;">khoản 2 điều 20 luật hình sự có quy định "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm". Như vậy hành vi của người xúi giục phải là hành vi trực tiếp nhằm vào một hoặc một số người nhằm đưa đến việc phạm tội và hành vi xúi giục phải cụ thể.

    Hành vi giúp sức thì có thể là tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm ví dụ như cho tiền để mua công cụ thực hiện hành vi . Như vậy hành vi của người giúp sức có thể là gián tiếp
     
    Báo quản trị |  
  • #69859   22/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Bạn #ff8c00;">ChuTuocLS đã phân biệt đúng sự khác nhau giữa hành vi xúi giục và hành vi giúp sức, nhưng nó hơi sơ sài. Xin bổ sung như sau:

    Hành vi xúi giục (kích động, dụ dỗ, thúc đẩy) người khác thực hiện tội phạm chi được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của các đồng pham khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định phạm tội.

    Nếu việc xúi giục không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm của các đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn y định phạm tội từ trước khi bị xúi giục, thì người có hành vi xúi giục không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm (phạm tội có tổ chức).

    Cần lưu ý là nếu xúi giục trẻ em dưới 14 tuổi hoặc người không có năng lực TNHS thực hiện tội phạm, thì đó không phải là hành vi xúi giục nữa mà được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không phải chịu TNHS. Lúc này, người không phải chịu TNHS trở thành công cụ để người xúi giục thực hiện tội phạm.

    Cũng có trường hợp người có hành vi xúi giục cũng đồng thời là người tổ chức và cùng thực hiện tội phạm. Khi đó, họ trở thành người tổ chức.

    Khác với hành vi xúi giục, hành vi giúp sức là hành vi tạo điều kiện về tinh thần (như hứa hẹn sẽ sẽ cho người phạm tội được hưởng một lợi ích tinh thần nào đó, bày vẽ cho người phạm tội cách thức thực hiện tội phạm…) hoặc vật chất (như cung cấp phương tiện phạm tội…) và hành vi giúp sức chỉ tạo điều kiện cho người có đã có ý định phạm tội từ trước thực hiện tội phạm dễ dàng hơn, chứ người giúp sức không phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Hành vi giúp sức cũng có thể là hành vi của người tổ chức. Nhưng khác với trường hợp xúi giục, người giúp sức không phải là người chủ mưu, người cầm đầu, chỉ huy trong vụ án có đồng phạm.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |